Dow không thể thiếu trên TTCK
Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles Henry Dow - người sáng lập ra tạp chí Phố Wall, ấn phẩm tài chính được nhiều độc giả quan tâm. Charles Dow cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên chuyên nghiên cứu sự biến động của TTCK, là người phát minh ra chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vào năm 1897 - chỉ số DJ phổ biến cho đến nay. Ông cũng đã phát triển một loạt nguyên tắc căn bản để hiểu và phân tích hành vi TTCK, sau này được gọi là lý thuyết Dow - nền tảng cho trường phái phân tích kỹ thuật hiện đại, với ứng dụng rõ nét nhất là phục vụ cho các hoạt động trading cổ phiếu, giao dịch vàng, giao dịch các cặp tiền tệ (ngoại hối), trading Forex, giao dịch hàng hóa…
1 trong 6 nguyên lý căn bản quan trọng bậc nhất của lý thuyết Dow, là nghiên cứu về giả thuyết chỉ số bình quân phản ánh sức khỏe nền kinh tế, tổng giá trị cung cầu giao dịch trên thị trường, tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu niêm yết. Chỉ số DJ ban đầu đại diện cho 11 cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghiệp lớn thời điểm đó (9 công ty đường sắt và 2 công ty công nghiệp nặng).
Charles Dow đã khẳng định diễn biến tăng giảm của chỉ số DJ sơ khai, phản ánh thực trạng nền kinh tế, cũng như sức khỏe, hoạt động kinh doanh của các nhóm ngành công nghiệp chủ chốt thời điểm đó.
Cha đẻ của lý thuyết Dow là Charles Henry Dow - người sáng lập ra tạp chí Phố Wall, ấn phẩm tài chính được nhiều độc giả quan tâm. Charles Dow cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên chuyên nghiên cứu sự biến động của TTCK, là người phát minh ra chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones vào năm 1897 - chỉ số DJ phổ biến cho đến nay. Ông cũng đã phát triển một loạt nguyên tắc căn bản để hiểu và phân tích hành vi TTCK, sau này được gọi là lý thuyết Dow - nền tảng cho trường phái phân tích kỹ thuật hiện đại, với ứng dụng rõ nét nhất là phục vụ cho các hoạt động trading cổ phiếu, giao dịch vàng, giao dịch các cặp tiền tệ (ngoại hối), trading Forex, giao dịch hàng hóa…
1 trong 6 nguyên lý căn bản quan trọng bậc nhất của lý thuyết Dow, là nghiên cứu về giả thuyết chỉ số bình quân phản ánh sức khỏe nền kinh tế, tổng giá trị cung cầu giao dịch trên thị trường, tổng khối lượng giao dịch của các cổ phiếu niêm yết. Chỉ số DJ ban đầu đại diện cho 11 cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghiệp lớn thời điểm đó (9 công ty đường sắt và 2 công ty công nghiệp nặng).
Charles Dow đã khẳng định diễn biến tăng giảm của chỉ số DJ sơ khai, phản ánh thực trạng nền kinh tế, cũng như sức khỏe, hoạt động kinh doanh của các nhóm ngành công nghiệp chủ chốt thời điểm đó.
Xu hướng chính, thứ cấp và ngắn hạn
Charles Dow lập luận: Xu hướng chính của thị trường có thể kéo dài từ vài tháng, vài năm và nhiều năm sau. Trong khi đó, thứ cấp là xu hướng điều chỉnh, có thể đi ngang kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, hay còn gọi là xu hướng tăng hoặc giảm trong xu hướng chính. Đây có thể nói là nguyên lý quan trọng lý thuyết nghiên cứu sóng Elliott tham chiếu và phát triển sau này. Còn xu hướng ngắn hạn được coi như những diễn biến sideway trước khi thị trường đi vào xu hướng chính hoặc điều chỉnh.
Nếu chúng ta coi xu hướng chính như các đợt sóng biển tăng mạnh, xu hướng thứ cấp là xu hướng điều chỉnh với các đợt sóng ngắn trung gian tiếp nối, và xu hướng ngắn hạn là sóng gợn lăn tăn trước khi bắt đầu khởi động cho xu hướng quan trọng.
Quan sát TTCK Việt Nam từ giai đoạn đầu năm 2016 đến tháng 4-2018, cho thấy xu hướng chính là sóng tăng điểm lớn. Từ tháng 7 đến 12-2016 có thể gọi là giai đoạn trung gian - điều chỉnh trong xu hướng chính. Diễn biến dao động năm 2017 của thị trường tháng 1, 3, 7 và 10 là các xu hướng ngắn hạn: sóng nhỏ lăn tăn trong con sóng lớn.
3 giai đoạn của xu hướng chính
Thứ nhất, giai đoạn tích lũy. Lúc này có thể thị trường tạo đáy đi ngang hay trong giai đoạn điều chỉnh dài. Các thông tin trên thị trường chưa quá tích cực hay tiêu cực. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường cảm thấy chán nản, bán dần cổ phiếu của mình. Những người khác đang mua dần vào, một phần vì họ có vốn nhiều, một phần vì có tầm nhìn xa hơn, thấy những dấu hiệu tích cực trong tương lai sắp tới của thị trường.
Thứ hai, giai đoạn bùng nổ, hay giai đoạn phá vỡ nền tảng tích lũy và đi lên. Sau khi trải qua giai đoạn dài tích lũy, thị trường có những dấu hiệu tích cực hơn. Nhà đầu tư bắt đầu mua vào với lượng cổ phiếu ngày lớn dần, đẩy giá cổ phiếu đi lên. Những người trước đó bị “lỡ tàu” nay không chịu đứng ngoài cuộc. Họ bắt đầu đổ tiền mua vào và mua với số lượng lớn. Những người chưa từng đầu tư CK cũng không thể kiềm chế được sức hấp dẫn của lợi nhuận và mua theo. Khi đám đông bắt đầu “tham lam”, lực mua tăng mạnh, thị trường chung và mặt bằng giá cổ phiếu tăng theo.
Thứ ba, giai đoạn đỉnh. Giai đoạn hưng phấn quá mức này là thời điểm hầu hết nhà đầu tư, giới truyền thông gần như bị thôi miên, mê hoặc và thường tung hô, đánh giá cao quá mức diễn biến tích cực của thị trường. Các tin tức đưa ra đều là tin tốt, càng kích thích nhà đầu tư đổ tiền mua vào. Mọi người mua bán quá mức, lạm dụng đòn bẩy tài chính, rơi vào trạng thái cuồng loạn và không còn ý thức được giá trị thực của cổ phiếu. Lúc này thị trường có mức tăng gần như dựng đứng với nhiều phiên tăng giá mạnh (trong kỹ thuật gọi là những khoảng trống kiệt sức) và sẽ đổ sập bất cứ khi nào.
Các chỉ số trung bình dao động đồng pha
Các chỉ số chứng khoán VN Index, VN30, HNX Index, UPCoM Index vận động theo đúng lý thuyết là phải đồng pha và củng cố lẫn nhau. Trong mỗi đợt tăng, giảm điểm hoặc đi ngang, các chỉ số này đều phải có xu hướng vận động tương đồng nhau. Đa số trường hợp VN30 tăng hoặc giảm điểm đều chi phối biến động tăng, giảm điểm của các chỉ số trung bình khác trên thị trường.
Charles Dow lập luận: Xu hướng chính của thị trường có thể kéo dài từ vài tháng, vài năm và nhiều năm sau. Trong khi đó, thứ cấp là xu hướng điều chỉnh, có thể đi ngang kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, hay còn gọi là xu hướng tăng hoặc giảm trong xu hướng chính. Đây có thể nói là nguyên lý quan trọng lý thuyết nghiên cứu sóng Elliott tham chiếu và phát triển sau này. Còn xu hướng ngắn hạn được coi như những diễn biến sideway trước khi thị trường đi vào xu hướng chính hoặc điều chỉnh.
Nếu chúng ta coi xu hướng chính như các đợt sóng biển tăng mạnh, xu hướng thứ cấp là xu hướng điều chỉnh với các đợt sóng ngắn trung gian tiếp nối, và xu hướng ngắn hạn là sóng gợn lăn tăn trước khi bắt đầu khởi động cho xu hướng quan trọng.
Quan sát TTCK Việt Nam từ giai đoạn đầu năm 2016 đến tháng 4-2018, cho thấy xu hướng chính là sóng tăng điểm lớn. Từ tháng 7 đến 12-2016 có thể gọi là giai đoạn trung gian - điều chỉnh trong xu hướng chính. Diễn biến dao động năm 2017 của thị trường tháng 1, 3, 7 và 10 là các xu hướng ngắn hạn: sóng nhỏ lăn tăn trong con sóng lớn.
3 giai đoạn của xu hướng chính
Thứ nhất, giai đoạn tích lũy. Lúc này có thể thị trường tạo đáy đi ngang hay trong giai đoạn điều chỉnh dài. Các thông tin trên thị trường chưa quá tích cực hay tiêu cực. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường cảm thấy chán nản, bán dần cổ phiếu của mình. Những người khác đang mua dần vào, một phần vì họ có vốn nhiều, một phần vì có tầm nhìn xa hơn, thấy những dấu hiệu tích cực trong tương lai sắp tới của thị trường.
Thứ hai, giai đoạn bùng nổ, hay giai đoạn phá vỡ nền tảng tích lũy và đi lên. Sau khi trải qua giai đoạn dài tích lũy, thị trường có những dấu hiệu tích cực hơn. Nhà đầu tư bắt đầu mua vào với lượng cổ phiếu ngày lớn dần, đẩy giá cổ phiếu đi lên. Những người trước đó bị “lỡ tàu” nay không chịu đứng ngoài cuộc. Họ bắt đầu đổ tiền mua vào và mua với số lượng lớn. Những người chưa từng đầu tư CK cũng không thể kiềm chế được sức hấp dẫn của lợi nhuận và mua theo. Khi đám đông bắt đầu “tham lam”, lực mua tăng mạnh, thị trường chung và mặt bằng giá cổ phiếu tăng theo.
Thứ ba, giai đoạn đỉnh. Giai đoạn hưng phấn quá mức này là thời điểm hầu hết nhà đầu tư, giới truyền thông gần như bị thôi miên, mê hoặc và thường tung hô, đánh giá cao quá mức diễn biến tích cực của thị trường. Các tin tức đưa ra đều là tin tốt, càng kích thích nhà đầu tư đổ tiền mua vào. Mọi người mua bán quá mức, lạm dụng đòn bẩy tài chính, rơi vào trạng thái cuồng loạn và không còn ý thức được giá trị thực của cổ phiếu. Lúc này thị trường có mức tăng gần như dựng đứng với nhiều phiên tăng giá mạnh (trong kỹ thuật gọi là những khoảng trống kiệt sức) và sẽ đổ sập bất cứ khi nào.
Các chỉ số trung bình dao động đồng pha
Các chỉ số chứng khoán VN Index, VN30, HNX Index, UPCoM Index vận động theo đúng lý thuyết là phải đồng pha và củng cố lẫn nhau. Trong mỗi đợt tăng, giảm điểm hoặc đi ngang, các chỉ số này đều phải có xu hướng vận động tương đồng nhau. Đa số trường hợp VN30 tăng hoặc giảm điểm đều chi phối biến động tăng, giảm điểm của các chỉ số trung bình khác trên thị trường.
Nghiên cứu biến động đồng pha, hiện tượng củng cố lẫn nhau của các chỉ số trung bình, cho phép nhà đầu tư hiểu được vận động hoặc dự báo tương đối diễn biến các chỉ số, nếu VN30 hay VN Index có dấu hiệu tăng mạnh hay đảo chiều giảm điểm.
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu, điểm số trung bình CK của toàn bộ thị trường đối với giá trị giao dịch (hay thanh khoản) của cổ phiếu đó hay của cả thị trường, là rất quan trọng. Các chuyên gia đọc biểu đồ hay chuyên sử dụng phân tích kỹ thuật (TA - Technical Analysis), đều nghiên cứu mối liên hệ diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự báo xu hướng chính, trung gian hay ngắn hạn tiếp theo của thị trường.
Xu hướng chính tăng mạnh bắt đầu bởi diễn biến tăng mạnh của khối lượng. Chúng ta có thể quan sát diễn biến thị trường chung hoặc các cổ phiếu trước khi đi vào giai đoạn tăng mạnh, đều được xác nhận bởi các phiên giao dịch với thanh khoản tăng đột biến.
Xu hướng có tín hiệu đảo chiều
Charles Dow cho rằng, để xu hướng chính có tín hiệu đảo chiều đột ngột rất khó xảy ra. Nó còn phải kiểm tra và thử thách niềm tin của nhà đầu tư nhiều lần (việc đảo chiều đột ngột thường chỉ xảy ra với các sóng nhỏ vì nó mang tính ngẫu nhiên nhiều, với các sóng thứ cấp cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn). Trong trường hợp này, nhà đầu tư theo lý thuyết Dow thường khó xác định được liệu nó là sự đảo chiều của xu hướng chính, hay chỉ là sự điều chỉnh trong xu hướng. Vì vậy, nhà đầu tư tốt nhất hãy kiên nhẫn đứng ngoài thị trường quan sát, chờ khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng mới nhảy vào.
Trong thực tế, VN Index cho thấy tăng và điều chỉnh rất lâu giai đoạn từ đầu năm đến nay, từ mức 900-940 và 1.000 điểm. VN Index đã tăng và điều chỉnh ở khu vực 1.000 điểm nhiều lần và chưa phát ra tín hiệu vượt đỉnh. Như vậy, đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, việc bán ra khi VN Index tăng chạm vùng 1.000 điểm hoặc mua vào khi giảm về vùng 970 điểm, là điều dễ hiểu.
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu, điểm số trung bình CK của toàn bộ thị trường đối với giá trị giao dịch (hay thanh khoản) của cổ phiếu đó hay của cả thị trường, là rất quan trọng. Các chuyên gia đọc biểu đồ hay chuyên sử dụng phân tích kỹ thuật (TA - Technical Analysis), đều nghiên cứu mối liên hệ diễn biến giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự báo xu hướng chính, trung gian hay ngắn hạn tiếp theo của thị trường.
Xu hướng chính tăng mạnh bắt đầu bởi diễn biến tăng mạnh của khối lượng. Chúng ta có thể quan sát diễn biến thị trường chung hoặc các cổ phiếu trước khi đi vào giai đoạn tăng mạnh, đều được xác nhận bởi các phiên giao dịch với thanh khoản tăng đột biến.
Xu hướng có tín hiệu đảo chiều
Charles Dow cho rằng, để xu hướng chính có tín hiệu đảo chiều đột ngột rất khó xảy ra. Nó còn phải kiểm tra và thử thách niềm tin của nhà đầu tư nhiều lần (việc đảo chiều đột ngột thường chỉ xảy ra với các sóng nhỏ vì nó mang tính ngẫu nhiên nhiều, với các sóng thứ cấp cũng có thể xảy ra nhưng ít hơn). Trong trường hợp này, nhà đầu tư theo lý thuyết Dow thường khó xác định được liệu nó là sự đảo chiều của xu hướng chính, hay chỉ là sự điều chỉnh trong xu hướng. Vì vậy, nhà đầu tư tốt nhất hãy kiên nhẫn đứng ngoài thị trường quan sát, chờ khi thị trường xác nhận xu hướng rõ ràng mới nhảy vào.
Trong thực tế, VN Index cho thấy tăng và điều chỉnh rất lâu giai đoạn từ đầu năm đến nay, từ mức 900-940 và 1.000 điểm. VN Index đã tăng và điều chỉnh ở khu vực 1.000 điểm nhiều lần và chưa phát ra tín hiệu vượt đỉnh. Như vậy, đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, việc bán ra khi VN Index tăng chạm vùng 1.000 điểm hoặc mua vào khi giảm về vùng 970 điểm, là điều dễ hiểu.
Xu hướng chung của thị trường vẫn trong giai đoạn trung gian, điều chỉnh đi ngang và việc vượt qua vùng 1.000-1.100 điểm, thậm chí 1.200 điểm trong các năm tới sẽ xác nhận thị trường vào xu hướng mới. Điều này sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, cũng như lôi kéo dòng tiền lớn tham gia thị trường.