Myanmar chông gai cải tổ kinh tế

Nếu ở Yangon một vài ngày, bạn có thế thấy các vết nứt đàng sau những xa hoa phố thị: cắt điện liên tục, hệ thống thoát nước cũ kỹ, không đủ nhà ở cho dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị. Tình hình còn tồi tệ hơn ở nông thôn Myanmar, nơi nhiều người dân không sống chỉ trong nghèo đói cùng cực, mà còn ngập trong nợ nần. Những con đường ghồ ghề khiến việc lưu chuyển hàng hóa ra thị trường tốn kém và cản trở đầu tư. Khoảng 3/4 số trẻ em của nước này sống trong những ngôi nhà không có điện.

(ĐTTCO) - Chính phủ dân cử đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ ở Myanmar đã tuyên thệ nhậm chức vào tuần trước đang mở ra hy vọng về cải tổ kinh tế-xã hội ở đất nước từng thịnh vượng bậc nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, con đường của Myanmar có suôn sẻ?

Nếu ở Yangon một vài ngày, bạn có thế thấy các vết nứt đàng sau những xa hoa phố thị: cắt điện liên tục, hệ thống thoát nước cũ kỹ, không đủ nhà ở cho dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị. Tình hình còn tồi tệ hơn ở nông thôn Myanmar, nơi nhiều người dân không sống chỉ trong nghèo đói cùng cực, mà còn ngập trong nợ nần. Những con đường ghồ ghề khiến việc lưu chuyển hàng hóa ra thị trường tốn kém và cản trở đầu tư. Khoảng 3/4 số trẻ em của nước này sống trong những ngôi nhà không có điện.

Nhiệm vụ trước mắt của chính phủ mới không hề đơn giản: trong khu vực Đông Nam Á, chỉ Campuchia có GDP bình quân đầu người thấp hơn Myanmar. Cơ sở hạ tầng (cả về vật chất và tài chính) có thể nói là đổ nát, thậm chí “chẳng có gì”; luật pháp của đất nước cũng quá lạc hậu; và sau nhiều thập kỷ bị cô lập và thiếu đầu tư vào giáo dục, lực lượng lao động có kỹ năng-trình độ ở nước này phải nói là thiếu hụt trầm trọng. Chính phủ mới của đảng Liên minh Dân chủ Quốc gia (NLD) sẽ thừa hưởng lạm phát cao, ngân sách ít ỏi và thâm hụt tài khoản vãng lai khá lớn, một đồng nội tệ có tỷ giá bấp bênh sau nhiều thập niên tham nhũng, trì trệ và vận hành theo mệnh lệnh từ trên xuống.

Tuy nhiên, Myanmar có một lực lượng lao động trẻ và rẻ, một bờ biển dài, đất nông nghiệp phong phú và vị trí địa lý lý tưởng, nằm giữa các thị trường lớn Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Người Myanmar ở nước ngoài đang lũ lượt quay trở lại, mang theo sự nhiệt tình và chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong khi đó, các bước đi nhỏ của chính phủ tiền nhiệm Thein Sein đã tạo những điều kiện thích hợp. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP tăng khoảng 8,3% trong năm 2015; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo năm nay cũng đạt mức tăng như vậy. Sàn chứng khoán mới ở Yangon đã niêm yết đầu tiên vào ngày 25-3 và trong năm nay sẽ có 10 công ty khác được niêm yết. Đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành viễn thông và năng lượng, đang ồ ạt chảy vào. Nhờ chiến thắng trong cuộc bầu cử của bà Suu Kyi, Myanmar nhận được cái nhìn thiện chí trên từ khắp thế giới.

Nông dân Myanmar hiện vẫn có thu nhập rất thấp.

Nông dân Myanmar hiện vẫn có thu nhập rất thấp.

Chính phủ bà Suu Kyi nói rằng nông nghiệp sẽ nằm trong những ưu tiên hàng đầu. Điều này thực sự có ý nghĩa, vì ngành này sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp khoảng 70% lực lượng lao động. Trước khi chính quyền quân sự nắm quyền kiểm soát Myanmar vào năm 1962, nước này từng là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nay, với một chính phủ dân chủ, nhiều người tin Myanmar có thể  lấy lại danh hiệu này. Nhưng hầu hết nông dân trồng các loại cây có giá trị gia tăng thấp, không có phân bón hay cải tiến giống. Cơ sở hạ tầng kém và các quy tắc thương mại nội địa phức tạp khiến thị trường trong nước bị phân mảnh và năng suất thấp: năm 2012 thu nhập bình quân hàng năm từ sản xuất nông nghiệp tại Myanmar chỉ 194USD/người, so với 507USD tại Bangladesh và 706USD tại Thái Lan.

Tuyên ngôn tranh cử của NLD hứa hẹn cải cách ruộng đất. Trong tương lai gần, việc giúp nông dân tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn có thể giải quyết vấn đề. Nguồn tín dụng chính (và duy nhất trong nhiều thập niên qua) đối với nông thôn là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp quốc doanh. Điều này đẩy nông dân vào vòng tay của những kẻ cho vay nặng lãi, với lãi suất tới 10%/tháng, tạo ra một vòng luẩn quẩn nợ và thường kết thúc với việc nông dân bị mất đất. Chính phủ mới của Myanmar cũng sẽ phải giải quyết các vấn đề về quyền lợi đất đai: luật đất đai khó hiểu và kém hiệu lực đang cản trở đầu tư nước ngoài, trong khi khiến nông dân dễ bị tịch thu đất.

Các tin khác