Sư hổ lớn nhất thế giới
Con sư hổ có tên Hercules, được lai giữa sư tử đực và hổ cái, đã được Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là giống hổ to nhất thế giới. Hercules sống tại vườn thú Myrtle Beach Safari, Nam Carolina, Mỹ.
Con sư hổ có tên Hercules, được lai giữa sư tử đực và hổ cái, đã được Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness công nhận là giống hổ to nhất thế giới. Hercules sống tại vườn thú Myrtle Beach Safari, Nam Carolina, Mỹ.
Hercules có ngoại hình giống cả bố lẫn mẹ nhưng khổng lồ về kích thước: dài khoảng 3m, cao 1,8m và nặng gần 500kg khi chỉ mới 3 tuổi (cân nặng thông thường của loài hổ trưởng thành chỉ khoảng 300-350kg). Tốc độ chạy của Hercules có thể lên đến 80km/giờ.
Theo TS. Bhagavan Antle, chủ nhân vườn thú, Hercules được sinh ra hết sức bất ngờ, bởi tập tính sư tử và hổ vốn không thân thiện với nhau. Ngay từ nhỏ đã được đội ngũ huấn luyện viên và chuyên viên nuôi dạy rất kỳ công nên Hercules lành tính và rất thân thiện.
Hổ cao tuổi nhất thế giới
Con hổ có tên Bengali trong Khu bảo tồn Động vật Tiger Creek ở Tyler, bang Texas (Mỹ), đã được Guinness công nhận là con hổ sống lâu nhất trong điều kiện nuôi nhốt với hơn 26 tuổi.
Con hổ có tên Bengali trong Khu bảo tồn Động vật Tiger Creek ở Tyler, bang Texas (Mỹ), đã được Guinness công nhận là con hổ sống lâu nhất trong điều kiện nuôi nhốt với hơn 26 tuổi.
“Thông thường, hổ có thể sống được từ 15-20 năm trong điều kiện nuôi nhốt, và khoảng 12 năm trong môi trường hoang dã. Với độ tuổi như hiện nay, hổ Bengali đã vượt xa tuổi sống trung bình của một con hổ.
Việc chăm sóc Bengali khỏe mạnh và hạnh phúc trong nhiều năm là một thành tích đáng kinh ngạc đối với khu bảo tồn, đội ngũ nhân viên và tất nhiên, cả Bengali của chúng tôi” - bức thư của Khu bảo tồn Động vật Tiger Creek gửi lên Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness viết.
Chùa Hổ thu hút du khách tham quan
Chùa Wat Pha Luang Ta Bua, hay chùa Hổ, ở tỉnh Kanchanaburi, phía Tây Bangkok, Thái Lan, nổi tiếng với 147 con hổ được nuôi nhốt để phục vụ khách du lịch. Du khách đến chùa phải trả 16USD/vé vào cổng, cùng với các loại phí dịch vụ chụp ảnh, chơi đùa và mua thức ăn cho “chúa tể rừng xanh” lên tới 140USD.
Theo New York Times, dịch vụ này mang lại cho chùa Wat Pha Luang Ta Bua doanh thu lên tới 5,7 triệu USD/năm. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây tranh cãi và bị lên án bởi nhiều nhóm bảo vệ động vật quốc tế.
Năm 2016, trước sức ép của nhiều tổ chức bảo vệ động vật quốc tế, các quan chức Cục Bảo tồn Vườn quốc gia và Động thực vật Hoang dã (DNP) đã tịch thu toàn bộ số hổ trong chùa vì cho rằng chúng bị ngược đãi.
Hổ lâu đời nhất Trái đất
TS. Andrew Kitchener và các cộng sự thuộc Viện bảo tàng quốc gia Scotland đã phát hiện được một loài hổ sống cách đây khoảng 2,16-2,55 triệu năm, sau khi phân tích mẫu hóa thạch sương sọ được khai quật tại khu vực gần ngôi làng Longdan ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). Đây là loài hổ lâu đời nhất được phát hiện từ trước tới nay.
Các nhà khoa học đã đặt tên cho loài hổ này là Panthera Zdanskyi - theo tên của nhà cổ sinh vật học người Áo Otto Zdansky, người đã có nhiều phát hiện mới về hóa thạch các loài ăn thịt cổ đại ở Trung Quốc.
Hộp sọ của loài hổ Panthera Zdanskyi khá nhỏ, chỉ bằng kích thước hộp sọ của loài hổ hiện đại nhỏ nhất. Dù vậy, những đặc điểm như răng nanh, mũi dài của hổ Panthera Zdanskyi tương đối giống với các loài hổ ngày nay. Các nhà khoa học phỏng đoán thức ăn của loài hổ lâu đời nhất Trái đất là các loài động vật có móng guốc như hươu và lợn. Các nhà nghiên cứu cho rằng hổ Panthera Zdanskyi là tổ tiên của loài hổ ngày nay.
Người đàn ông sống chung với 14 sư tử, hổ
Ông Carl Bovard, 43 tuổi ở Melrose, Florida, Mỹ đang nuôi 14 con vật hoang dã họ nhà mèo trong vườn nhà, trong đó có 2 con sư tử, 6 con hổ và 1 con linh miêu sa mạc. Nhiều lần bị những con vật cưng tấn công ở vai, cổ, nhưng ông Carl vẫn không từ bỏ ước mơ huấn luyện chúng thành những người bạn thân thiết.
Carl Bovard đã xây dựng khu bảo tồn nhỏ trong khuôn viên ngôi nhà của mình. Hàng ngày, Carl chơi đùa, cho các con vật ăn, thậm chí cho chúng lên giường ngủ cùng mình. Dù biết mình đang “đùa giỡn với tử thần” khi nuôi giữ những con vật này, nhưng ông coi đó là cách nâng cao nhận thức bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm.
Mỗi ngày chủ nhật, Carl đi chợ mua gần 800kg thịt làm thức ăn cho thú cưng. Các tổ chức bảo vệ động vật địa phương khuyên ông Carl giao nộp những con vật và trả chúng về thiên nhiên, nhưng ông từ chối.
Hổ nhỏ nhất
Hổ Sumatra là loài hổ nhỏ nhất còn sống sót, được tìm thấy ở đảo Sumatra (Indonesia). Theo Sách đỏ, đây là loài cực kỳ nguy cấp khi quần thể hoang dã chỉ còn khoảng 300-400 cá thể, chủ yếu sinh sống ở 5 vườn quốc gia trên đảo.
Hổ Sumatra có kích thước tương đương con báo hoa mai. Con đực có chiều dài 2,2-2,5m, cân nặng 100-140kg. Con cái nhỏ hơn, dài 2,1-2,3m và nặng 75-100kg. Điểm đặc biệt của loài hổ này là có màng chân giữa các ngón chân giúp chúng bơi lội rất giỏi.
Người dân Indonesia rất coi trọng hổ Sumatra vì chúng săn những con lợn rừng hay phá hoại mùa màng. Dù ngoại hình không lớn, hổ Sumatra đủ sức săn được những con mồi lớn như như trâu hay ngựa, lợn rừng, heo vòi.
Đột nhập chuồng thú trêu chọc 11 con hổ
Đột nhập chuồng thú trêu chọc 11 con hổ
Ban quản lý Công viên Động vật hoang dã ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, trong quá trình đi tham quan, tại khu vực tour tự lái, du khách tên Jiang, 56 tuổi, đột nhiên nhảy khỏi xe, vượt rào vào khu nuôi thả 11 con hổ trắng.
Người đàn ông đứng ở khoảng cách rất gần với bầy hổ. Nhân viên bảo vệ công viên yêu cầu Jiang không di chuyển, đồng thời cố đánh lạc hướng những con hổ bằng cách ném thức ăn, đồng thời thông báo cho ban quản lý công viên và cảnh sát địa phương.
Một video trên mạng cho thấy, trong quá trình giải cứu, ông Jiang không nghe hướng dẫn của nhân viên, liên tục khiêu khích bằng lời nói, hành động, thậm chí bắt chước tiếng hổ gầm. Nhân viên công viên sau đó đã khống chế Jiang và đưa ông ta đến khu vực an toàn. Cảnh sát quận Đại Hưng, Bắc Kinh đã bắt giữ ông Jiang vì hành vi gây rối trật tự nghiêm trọng nơi công cộng.
Bị bắt vì dắt hổ đi dạo
Một đơn vị Vệ binh Quốc gia Mexico đang tuần tra ở thành phố Zamora, bang Michoacán, đã phát hiện ông Atanacio G. dắt con hổ cái Bengal đi dạo bên đường. Khi bị bắt, ông Atanacio đã không xuất trình được giấy tờ pháp lý cần thiết để chứng minh quyền sở hữu con vật.
Con hổ cái nặng gần 35kg, được xác nhận có sức khỏe tốt sau khi được một bác sĩ thú y kiểm tra. Cô nàng hổ được Sở cứu hỏa Zamora trông giữ trước khi bàn giao nó cho văn phòng Luật sư Liên bang về Bảo vệ môi trường Mexico. Hiện chưa rõ mức phạt đối với ông Atanacio G. vì sở hữu động vật hoang dã trái phép.