Năm Rồng, chứng khoán cần thay thời đổi vận

Trải qua một không khí buồn đến não ruột của TTCK năm 2011. Chỉ mong sao năm Tân Mão này qua nhanh để năm Nhâm Thìn đến với hi vọng năm con Rồng sẽ thay thời đổi vận.

Trải qua một không khí buồn đến não ruột của TTCK năm 2011. Chỉ mong sao năm Tân Mão này qua nhanh để năm Nhâm Thìn đến với hi vọng năm con Rồng sẽ thay thời đổi vận.

 

Chứng khoán đang chứng kiến chuỗi ngày lê thê kéo dài thách thức và tra tấn nhà đầu tư. Nhà đầu tư trong nước thì quay lưng mất niềm tin, một số nhà đầu tư nước ngoài thì rời khỏi thị trường không một lời giã biệt. Các doanh nghiệp trong nước thì tự nguyện hủy niêm yết. 

Trong tình trạng bất động sản thì đóng băng, ngân hàng mất thanh khoản, chứng khoán liên tục phá đáy, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trì trệ... Việc đưa ra giải pháp cứu các doanh nghiệp nhà nước, bất động sản, ngân hàng đã được quan tâm, riêng TTCK thì vẫn “im hơi lặng tiếng”. Hàng loạt các vấn đề như minh bạch thông tin, thanh khoản thị trường (giao dịch T+2), quản lý tài khoản NĐT, chất lượng các hoạt động của các CTCK… đang khiến cho sự phát triển của TTCK bị trì trệ và cần được giải quyết.

T+2

Để giúp thị trường trong năm 2012 khởi sắc hơn thì UBCKNN cần phải có thêm những sản phẩm mới để thu hút nhà đầu tư chứ không chỉ dừng lại bởi hứa hẹn.

Trong những sản phẩm mới như margin, giao dịch cùng phiên, T+2.. thì cần thiết nhất lúc này chính là giao dịch T+2, sản phẩm mà nhà đầu tư phải mòn mỏi chờ đợi qua nhiều năm.

Việc giao dịch T+2 sẽ giúp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, và giúp tăng thanh khoản cho thị trường, các công ty chứng khoán cũng có thêm phần thu nhập.

Tái cấu trúc CTCK tạo niềm tin cho thị trường

Khi thị trường trầm lắng, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) có thị phần nhỏ gặp sự cạnh tranh gay gắt nên lâm vào tình trạng bất ổn về tài chính. Điển hình gần đây nhất CTCK Đông Dương (DDSC) phải tạm dừng hoạt động và chuyển khách hàng qua một CTCK khác. Đã có ít nhất ba CTCK nộp đơn xin ngừng cung cấp dịch vụ môi giới – là hoạt động chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Việc tái cấu trúc khối công ty chứng khoán là nhu cầu cần thiết nhất lúc này. Với số lượng 105 công ty chứng khoán “chen chúc” trong một thị trường bé nhỏ; sự chật vật tồn tại làm cho một số công ty âm cả vốn chủ sở hữu.

Theo Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường - UBCKNN, phát biểu tại một hội thảo do Vietstock tổ chức gần đây thì việc tái cấu trúc TTCK sẽ gồm 4 bước:

Thứ nhất, sẽ chia CTCK thành 3 nhóm: hoạt động bình thường, diện kiểm soát và kiểm soát đặt biệt. Theo lộ trình, từ nay đến 1/4/2012 sẽ có phân định rất rõ về mảng tái cấu trúc CTCK.

Thứ hai, việc tái cấu trúc hai Sở, hợp nhất các Sở hay là thành lập một Tập đoàn Sở với các Sở còn là vấn đề cân nhắc. Đề án này sẽ báo cáo Chính phủ, trên cơ sở sẽ phân loại thành thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường công cụ phái sinh. Theo lộ trình, việc tái cấu trúc này sẽ mất từ 2 – 3 năm.

Thứ ba, UBCK sẽ nâng cao tiêu chuẩn niêm yết, đây là điều đã được đưa vào Nghị định của Chính phủ, dự kiến Nghị định này sẽ được ký trong tháng 12 này. Đối với khu vực thị trường trái phiếu, sẽ cơ cấu lại hàng hóa trên cơ sở hoán đổi các mã trái phiếu hiện nay trên thị trường thành một số mã nhất định tạo ra số lượng lớn trên một mã trái phiếu nhằm gia tăng tính thanh khoản.

Thứ tư, triển khai các sản phẩm đầu tư mới nhằm mục đích khuyến khích phát triển các định chế, đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp. Cụ thể là tạo lập ngân quỹ mở để tạo cơ chế thông thoáng và là bài toán để xử lý cho các quỹ đóng đến thời điểm đóng quỹ có thể chuyển đổi thành quỹ mở. Ngoài ra sẽ phát triển các loại quỹ khác như ETF, quỹ hưu trí tự nguyện, các sản phẩm liên kết bảo hiểm.

Sáp nhập hai sàn

Trên thực tế, việc sáp nhập các TTCK hiện đang trở thành một xu hướng khá phổ biến trên thế giới. Gần đây là vụ sáp nhập hai sàn New York (Mỹ) và Frankfurt (Đức), sàn Tokyo và Osaka để trở thành sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ ba trên thế giới.

TTCK Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ, vẫn đang rất cần thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy TTCK nên chịu sự quản lý trực tiếp từ UBCK, do một Sở GDCK duy nhất vận hành.

Việc sáp nhập sẽ giúp các cơ quan quản lý tập trung được nhân lực, bộ máy để hoàn thiện thị trường một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn và tận dụng được hệ thống công nghệ mới, mà không phải đầu tư nâng cấp từng sàn. Giúp các doanh nghiệp niêm yết, các CTCK đỡ được các thủ thủ tục hành chính rườm rà trong chế độ báo cáo.

Việc gộp tất cả các thị trường cũng góp phần tăng quy mô của TTCK Việt Nam trước mắt bạn bè quốc tế. Từ đó có cơ hội thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư mới chảy vào TTCK Việt Nam.

Thay cho lời kết, người viết rất mong muốn UBCKNN có sự thay đổi. Điều ấy sẽ tạo cho nhà đầu tư một hi vọng và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Các tin khác