Quán cà phê chuột
Quán cà phê có tên San Francisco Dungeon (nghĩa là Ngục tối San Francisco) ở thành phố San Francisco, Mỹ, nổi tiếng bởi ý tưởng lạ kỳ: thay vì đưa mèo, chó, cú hay bò sát làm thú cưng, chủ tiệm lại để những con chuột chạy khắp quán cà phê. Tuy nhiên, đây không phải là những chú chuột hoang, mà được Tổ chức từ thiện động vật địa phương Rattie Ratz (một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1998, có nhiệm vụ giúp đỡ và hỗ trợ các con chuột được nhận nuôi làm thú cưng trong khu vực vịnh San Francisco) thuần hóa nên rất thân thiện với con người.
Nhờ những con chuột đã được huấn luyện, quán San Francisco Dungeon trở nên nổi tiếng, mỗi ngày đón hàng ngàn lượt khách ghé thăm để chơi đùa, vuốt ve những chú chuột. Thậm chí, nếu thấy thích khách hàng có thể nhận nuôi chuột tại đây về làm thú cưng. Chủ quán cho biết một phần lợi nhuận thu được chuyển tới tổ chức Rattie Ratz. Giá cho một lần vào uống cà phê và bánh ở quán là 49,99USD (tương đương 1,1 triệu đồng).
Đền thờ chuột ở Ấn Độ
Thành phố Deshnoke nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ có một ngôi đền Karrni Mata nổi tiếng không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, vì thờ chuột. Ngôi đền Hindu tráng lệ này được Nhà vua Ấn Độ thời bấy giờ Maharaja Ganga Singh xây dựng hồi đầu những năm 1900 với mục đích thờ Nữ thần Chuột Karni Mata. Đến nay, bên trong đền có khoảng 20.000 con chuột đang sinh sống. Những con vật thiêng này được người dân địa phương gọi là kabba, nhiều người dân Ấn Độ đã vượt ngàn dặm xa đến đây chỉ để cúng bái cầu mong điều may mắn, tốt đẹp đến với gia đình.
Thành phố Deshnoke nằm ở phía Tây Bắc Ấn Độ có một ngôi đền Karrni Mata nổi tiếng không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, vì thờ chuột. Ngôi đền Hindu tráng lệ này được Nhà vua Ấn Độ thời bấy giờ Maharaja Ganga Singh xây dựng hồi đầu những năm 1900 với mục đích thờ Nữ thần Chuột Karni Mata. Đến nay, bên trong đền có khoảng 20.000 con chuột đang sinh sống. Những con vật thiêng này được người dân địa phương gọi là kabba, nhiều người dân Ấn Độ đã vượt ngàn dặm xa đến đây chỉ để cúng bái cầu mong điều may mắn, tốt đẹp đến với gia đình.
Người theo đạo Hindu hay các khách du lịch đến ngôi đền này đều bày tỏ lòng tôn kính, mong muốn được ban phước lành bằng cách để cho con chuột chạy qua chân mình. Khách tham quan và những người mộ đạo không đuợc phép đi giày trong đền. Đặc biệt, nếu ai vô tình dẫm lên làm chết một con chuột, người đó sẽ phải bỏ tiền ra mua một con chuột bằng vàng hoặc bạc trong đền để chuộc tội.
Tiệm bánh tí hon cho chuột
Đến du lịch tại thành phố Malmö, Thụy Điển, du khách sẽ ngạc nhiên khi thấy một cửa hàng tí hon được trang trí bắt mắt chỉ phục vụ riêng cho các khách hàng chuột. "Chúng tôi muốn tạo ra một thế giới không kém phần dễ thương cho loài chuột. Khi nhìn vào đây, mọi người có thể tưởng tượng một thế giới song song giữa loài người và loài chuột.
Đến du lịch tại thành phố Malmö, Thụy Điển, du khách sẽ ngạc nhiên khi thấy một cửa hàng tí hon được trang trí bắt mắt chỉ phục vụ riêng cho các khách hàng chuột. "Chúng tôi muốn tạo ra một thế giới không kém phần dễ thương cho loài chuột. Khi nhìn vào đây, mọi người có thể tưởng tượng một thế giới song song giữa loài người và loài chuột.
Chúng tôi thu thập những thứ như nắp lon, cúc áo, hộp diêm, bóng đèn, tem… để tạo ra thế giới cho loài chuột. Đây đều là những món đồ chuột thường tha lôi về tổ" - trưởng đại diện Anonymouse MMX chia sẻ. Các cửa hàng đặc biệt này có kích thước khiêm tốn chỉ 70x30cm và có những menu đa dạng dành cho những chú chuột có thể tự chọn bữa ăn bao gồm các loại hạt, phô mai và các loại bánh mì thơm ngon với giá ưu đãi. Bên cạnh nội thất cũng như trang trí, còn có các áp phích về buổi hòa nhạc sắp tới dành cho chuột và vô số sự kiện khác nữa. Ý tưởng này đã được rất nhiều du khách thích thú đến chụp ảnh.
Chuột mũi dài
Các nhà khoa học của Học viện Khoa học California (Mỹ) phát hiện ra chuột chù voi tai tròn tại vùng sa mạc xa xôi Namibia, phía Tây Nam châu Phi, có tên khoa học Macroscelides. Chuột chù voi tai tròn Etendeka là loài động vật có vú nhỏ nhất trong nhóm 19 chuột chù voi trên thế giới.
Các nhà khoa học của Học viện Khoa học California (Mỹ) phát hiện ra chuột chù voi tai tròn tại vùng sa mạc xa xôi Namibia, phía Tây Nam châu Phi, có tên khoa học Macroscelides. Chuột chù voi tai tròn Etendeka là loài động vật có vú nhỏ nhất trong nhóm 19 chuột chù voi trên thế giới.
Với ngoại hình của một con chuột mập mạp với chiếc mũi dài, chuột voi tai tròn trông rất đáng yêu. TS. Galen Rathbun cho biết, loài chuột đáng yêu này thực chất có mối quan hệ họ hàng gần với voi hơn so với chuột. Với bộ lông màu rỉ sắt nhạt và làn da thiếu sắc tố sẫm màu, chuột voi tai tròn còn được miêu tả “con lai” giữa loài linh dương mini và thú ăn kiến.
Chuột có ngoại hình giống thỏ
Với thân mình bóng mượt và đôi tai dài thẳng đứng, chuột viscacha được coi là loài động vật đáng yêu có ngoại hình rất giống với loài thỏ ngoại trừ chiếc đuôi dài đặc trưng. Chúng thường sống thành đàn với số lượng từ 10-100 cá thể. Chuột viscacha là loài gặm nhấm họ nhà sóc sinsin Nam Mỹ, thường sống rải rác ở khu vực núi và đồng bằng Argentina, Chile, Peru và Ecuador.
Hiện chuột viscacha được phân ra làm 5 loài khác nhau bao gồm chuột viscacha đồng bằng, Lagidium ahuacaense, Viscacha Bắc (Lagidium peruanum), Viscacha Nam (Lagidium viscacia) và Viscacha Wolffsohn. Chúng dành phần lớn thời gian sống trong hang đá, và chỉ ra ngoài để phơi nắng. Nếu thời tiết nắng ấm chúng sẽ ở ngoài lâu hơn và tranh thủ tìm một chỗ để ngủ. Các nhà khoa học cho biết ngoại hình của chuột viscacha khá giống với nhân vật Pikachu trong bộ phim hoạt hình Pokemon nối tiếng.
Chuột thú cưng nặng 51kg
Gary là tên chú chuột lang Nam Mỹ, được ông Richard Loveman, 54 tuổi và bà Melanie Typaldos, 57 tuổi đã nhận nuôi ở thành phố Buda, hạt Hays, bang Texas, Mỹ. Được biết, Gary là giống chuột lang bán thủy sinh thuộc giống Capybara, sinh trưởng ở Nam Mỹ. Đây là một trong những loài động vật gặm nhấm có kích thước lớn nhất thế giới. Một con capubara trưởng thành có thể có kích thước lớn như một con chó Husky.
Gary là tên chú chuột lang Nam Mỹ, được ông Richard Loveman, 54 tuổi và bà Melanie Typaldos, 57 tuổi đã nhận nuôi ở thành phố Buda, hạt Hays, bang Texas, Mỹ. Được biết, Gary là giống chuột lang bán thủy sinh thuộc giống Capybara, sinh trưởng ở Nam Mỹ. Đây là một trong những loài động vật gặm nhấm có kích thước lớn nhất thế giới. Một con capubara trưởng thành có thể có kích thước lớn như một con chó Husky.
Vợ chồng ông Richard còn hẳn một bể bơi to ở sân sau cho Gary bơi lội, và sắp xếp một chỗ riêng trên ghế sofa cho Gary nằm. Bà Melanie cho biết, Gary rất thông minh và thân thiện, biết “nịnh nọt” rất khéo, khi nghe tiếng gọi Gary sẽ đến bên ngủ cạnh vợ chồng bà. Gary cũng rất thích chơi với các động vật khác như chó, mèo, ngựa, thỏ, rùa. Gary biết chơi một số trò với trẻ nhỏ, nên được bà Melanie dẫn tới một số trường học Buda chơi đùa cùng học sinh.
Chuột quý hiếm nhất thế giới
Chú chuột có tên Rufous, thuộc loài chuột nhảy có túi, hiện đang sống tại vườn thú động vật hoang dã ở tiểu bang Victoria, Australia được biết đến với biệt danh “chú chuột quý hiếm nhất thế giới”. Chuột nhảy có túi có tên khoa học là Bettong, sinh sống chủ yếu ở phía Đông Tasmania (một bang hải đảo của Australia), từng bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, nay chỉ còn vài cá thể sinh sống. Loài chuột này ăn hạt, rễ, củ, côn trùng và nấm. Chúng thích sống trong những khu rừng bạch đàn và cỏ khô, thường ẩn náu vào ban ngày và sống về đêm.
Chú chuột có tên Rufous, thuộc loài chuột nhảy có túi, hiện đang sống tại vườn thú động vật hoang dã ở tiểu bang Victoria, Australia được biết đến với biệt danh “chú chuột quý hiếm nhất thế giới”. Chuột nhảy có túi có tên khoa học là Bettong, sinh sống chủ yếu ở phía Đông Tasmania (một bang hải đảo của Australia), từng bị tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20, nay chỉ còn vài cá thể sinh sống. Loài chuột này ăn hạt, rễ, củ, côn trùng và nấm. Chúng thích sống trong những khu rừng bạch đàn và cỏ khô, thường ẩn náu vào ban ngày và sống về đêm.
Chris Humfrey, nhân viên sở thú cho biết, chú chuột này có kích thước bé nhỏ trông vô cùng đáng yêu. Mỗi ngày, Rufous được 4 lần bơm thức ăn dạng lỏng bằng kim tiêm để cơ thể phát triển và khỏe mạnh hơn. Nhân viên ở đây hy vọng, mọi người sẽ biết thêm nhiều kiến thức về các loài động vật hoang dã và có ý thức bảo vệ chúng.