Năng lượng dẫn đầu đà lao dốc; Dầu giảm hơn 2%

(ĐTTCO) - Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều giảm điểm vào thứ Tư (25/09), rút lui khỏi mức cao kỷ lục mới nhất. Giá dầu giảm nhẹ, khi lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung tại Libya giảm bớt và lo ngại về nhu cầu vẫn tiếp diễn bất chấp các kế hoạch kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
Năng lượng dẫn đầu đà lao dốc; Dầu giảm hơn 2%

S&P 500 rút khỏi mức cao kỷ lục

Khép phiên, chỉ số S&P 500 mất 0.19% xuống 5,722.26 điểm, còn chỉ số Dow Jones trượt dài 293.47 điểm, tương đương 0.70%, còn 41,914.75 điểm. Cả Dow Jones và S&P 500 đều đạt kỷ lục mới vào đầu phiên, nhưng Dow Jones đã kết phiên chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số Nasdaq Composite nhích 0.04% lên 18,082.21 điểm.

Những cổ phiếu sụt giảm đáng chú ý trong phiên bao gồm General Motors và Ford, đều bốc hơi hơn 4% sau khi bị Morgan Stanley hạ bậc tín nhiệm. Cổ phiếu Amgen rớt 5.5% cũng gây áp lực lên Dow Jones. 9/11 lĩnh vực thuộc S&P 500 ghi nhận sắc đỏ, dẫn đầu là lĩnh vực năng lượng khi giá dầu thô WTI tương lai lao dốc. Cổ phiếu Chevron giảm hơn 2%.

Công nghệ là điểm sáng trên thị trường. Cổ phiếu Hewlett Packard Enterprise tăng hơn 5% sau khi được Barclays nâng bậc tín nhiệm, với nhu cầu mạnh mẽ về trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo là yếu tố tác động tích cực. Cổ phiếu Nvidia tiến 2.2%, đưa vốn hoá thị trường của công ty lên trên mốc 3 ngàn tỷ USD.

Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng trong tháng 9, mặc dù nỗi lo về nền kinh tế chững lại vẫn còn sau đợt hạ lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần trước. Động thái của ngân hàng trung ương về lãi suất cho đến nay đã gíup S&P 500 vượt qua một tháng 9 thường yếu kém.

Hiện giờ khi ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất, nền kinh tế đang trở thành trọng tâm lớn hơn đối với nhà đầu tư.

Về mặt dữ liệu kinh tế, doanh số bán nhà ở mới giảm 4.7% trong tháng 8 xuống còn 716,000 nhà, giảm so với mức điều chỉnh tháng 7 là 751,000 nhà. Nhà đầu tư cũng sẽ chờ dữ liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào ngày 26/09.

Dầu giảm khi lo ngại về nguồn cung Libya giảm bớt

Kết thúc phiên giao dịch, hợp đồng dầu Brent lùi 1.71 USD, tương đương 2.27%, xuống 73.46 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu WTI hạ 1.87 USD, tương đương 2.61%, còn 69.69 USD/thùng.

Các phe phái của Libya đã ký một thoả thuận về quy trình bổ nhiệm thống đốc ngân hàng trung ương, một bước đầu tiên để giải quyết tranh chấp về quyền kiểm soát ngân hàng trung ương và doanh thu từ dầu mỏ, vốn đã làm giảm sản lượng và xuất khẩu dầu của Libya.

Bob Yawger, Giám đốc hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho bank, cho rằng: “Khả năng dầu thô Libya quay trở lại là lý do chính khiến thị trường suy giảm. Sẽ không phải là không thực tế khi thấy giá dầu giảm 5 USD khi tình hình hỗn loạn này lắng xuống.”

Bất chấp một loạt các biện pháp hỗ trợ tiền tệ được ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố hôm 24/09, đây là biện pháp táo bạo nhất kể từ đại dịch Covid-19, các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng cần có thêm sự hỗ trợ tài khoá để thúc đẩy hoạt động tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá dầu tăng 1.7% vào ngày 24/09 sau khi Trung Quốc thông báo cắt giảm lãi suất toàn diện và tăng nguồn tài trợ.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 4.5 triệu thùng xuống còn 413 triệu thùng trong tuần kết thúc hôm 20/09, cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 1.4 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters. Dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất cũng giảm trong tuần trước.

Xung đột leo thang giữa Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Lebanon và Israel cũng giúp hỗ trợ giá dầu thô, với việc các tên lửa xuyên biên giới được 2 bên phóng ra làm gia tăng lo ngại về một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Trong khi đó, một cơn bão đe doạ vùng Gulf Coast của Mỹ đã đổi hướng về phía Floria và tránh xa các khu vực sản xuất dầu khí gần Texas, Louisiana và Mississippi.

Các tin khác