Ngộ độc thực phẩm trường học có xu hướng tăng

(ĐTTCO) - Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học tại TPHCM đang có xu hướng tăng so với trước và trong thời gian tới. Thông tin này được đưa ra tại hội nghị về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học năm 2016 do Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm TPHCM tổ chức tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, quận 10.

(ĐTTCO) - Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học tại TPHCM đang có xu hướng tăng so với trước và trong thời gian tới. Thông tin này được đưa ra tại hội nghị về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học năm 2016 do Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm TPHCM tổ chức tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, quận 10.

 

Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong trường học tại TPHCM đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh Thực phẩm TP.HCM, tính từ năm 2014 đến nay, toàn TPHCM có 4 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó, năm 2014 và 2015 đều có 1 vụ, riêng 4 tháng đầu năm nay đã có 2 vụ ngộ độc thực phẩm.

Cũng tại buổi hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng tình trạng nói trên rất có khả năng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, nhất là trong tình hình khí hậu thay đổi thất thường, đồng thời các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng liên tục trong thời gian qua.

Hiện TPHCM có hơn 2.820 cơ sở ăn uống ở các cấp từ mầm non đến đại học, cao đẳng. Trong đó, có 1.620 bếp ăn tập thể, hơn 880 căng tin và gần 320 đơn vị nhận suất ăn sẵn. Với số lượng học sinh, sinh viên quá nhiều thì việc các cơ sở ăn uống đảm bảo về quy trình nấu nướng cũng như bảo quản thực phẩm là rất khó.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến học sinh, sinh viên có nhu cầu ăn ngoài và mua các loại thực phẩm từ cơ sở thức ăn đường phố, vỉa hè ngày nhiều hơn. Trong khi đó, chất lượng thực phẩm tại những địa điểm này vẫn chưa được kiểm tra và quản lý chặt chẽ.

Bà Mai cho biết thêm: “Đối với các cơ sở thức ăn đường phố trên trường học, hiện nay mức độ cơ động đã gia tăng. Trước đây nếu như người ta bán hàng gánh hàng rong thì bây giờ đã cơ động thành xe máy, do vậy làm khó cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các đối tượng này”.

Thực tế nói trên không chỉ diễn ra ở 1, 2 trường học mà hầu hết các trường tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đều gặp phải tình trạng tương tự.

Các tin khác