Từ tình hình sản xuất kinh doanh cho tới giá CP đều sụt giảm thê thảm trong sự ngỡ ngàng của cổ đông.
Hoạt động duới giá vốn
Năm 2016, PVD đặt kế hoạch doanh thu 7.500 tỷ đồng và 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế với kịch bản giá dầu trên 60USD/thùng, còn kế hoạch doanh thu 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng nếu kịch bản giá dầu dưới 60USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu lại diễn biến theo hướng xấu nhất khi giảm sâu xuống dưới mức 60USD/thùng.
Năm 2016, PVD đặt kế hoạch doanh thu 7.500 tỷ đồng và 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế với kịch bản giá dầu trên 60USD/thùng, còn kế hoạch doanh thu 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng nếu kịch bản giá dầu dưới 60USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu lại diễn biến theo hướng xấu nhất khi giảm sâu xuống dưới mức 60USD/thùng.
Lũy kế cả năm 2016, doanh thu thuần của PVD đạt gần 5.360 tỷ đồng (giảm gần 63%); lợi nhuận gộp trong kỳ giảm mạnh 74,23%, xuống còn 822,39 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế năm 2016 lần lượt đạt 260,86 tỷ đồng và 174,45 tỷ đồng, giảm 87,6% và 90% so với năm 2015.
Nguyên nhân khiến PVD lâm vào tình cảnh như hiện tại do nhu cầu các giàn khoan vẫn ở mức thấp, cũng như mức giá cho thuê dưới giá vốn. Theo thống kê, nguồn cung giàn khoan vẫn vượt cầu tại khu vực Đông Nam Á và khoảng cách đang ngày càng được nới rộng so với thời điểm 2015. Điều này dẫn tới giá và hiệu suất cho thuê giàn khoan đều giảm khoảng 30% so với cuối năm 2015.
Nguyên nhân khiến PVD lâm vào tình cảnh như hiện tại do nhu cầu các giàn khoan vẫn ở mức thấp, cũng như mức giá cho thuê dưới giá vốn. Theo thống kê, nguồn cung giàn khoan vẫn vượt cầu tại khu vực Đông Nam Á và khoảng cách đang ngày càng được nới rộng so với thời điểm 2015. Điều này dẫn tới giá và hiệu suất cho thuê giàn khoan đều giảm khoảng 30% so với cuối năm 2015.
Trong khi đó, triển vọng giá dầu trong 1 năm tới cũng chưa có nhiều điểm tích cực, nhiều nhà thầu dừng hoặc tạm hoãn triển khai chương trình khoan và dịch vụ liên quan đến khoan, đã khiến khối lượng công việc cũng như đơn giá dịch vụ khoan và dịch vụ liên quan đến khoan sụt giảm nghiêm trọng. Theo phân tích, mức giá bình quân trong năm 2017 dự kiến 55-60USD/thùng, trong khi điểm hòa vốn cho hoạt động kinh doanh của PVD tương ứng với giá dầu từ 60USD/thùng.
Nhiều thông tin bất lợi
2017 được coi là năm khó khăn nhất trong lịch sử của PVD, bởi nhu cầu sử dụng giàn khoan vẫn đứng ở mức thấp. PVD đặt kế hoạch số giàn khoan trung bình hoạt động trong năm nay khoảng 2,5 giàn, trong đó chủ yếu là giàn tự nâng với giá cho thuê 50.000-60.000USD/ngày.
Nhiều thông tin bất lợi
2017 được coi là năm khó khăn nhất trong lịch sử của PVD, bởi nhu cầu sử dụng giàn khoan vẫn đứng ở mức thấp. PVD đặt kế hoạch số giàn khoan trung bình hoạt động trong năm nay khoảng 2,5 giàn, trong đó chủ yếu là giàn tự nâng với giá cho thuê 50.000-60.000USD/ngày.
Đặc biệt, nếu chỉ xét riêng việc giàn nước sâu PV Drilling 5 không hoạt động trong năm 2017, sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của PVD. PV Drilling 5 hiện là giàn khoan đóng góp nhiều lợi nhuận nhất cho PVD trong năm 2016 do giá thuê giàn nước sâu cao hơn 3-4 lần so với giàn khoan loại khác. Ước tính mức lợi nhuận đóng góp của giàn PV Drilling 5 trong năm 2016 khoảng 250 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy trước mắt PVD sẽ mất khoản lợi nhuận này trong năm 2017.
Chưa hết, PVD còn có thể phải trích lập thêm nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng. Trong năm 2016, PVD đã thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ này với tổng giá trị lên đến 167 tỷ đồng (tổng số dư nợ phải thu 1.627 tỷ đồng). Trong đó, 2 khách hàng lớn là PVEP (lô 09-2/09) và PVEP (lô 102/10 và lô 106/10) đang có 504 tỷ đồng dư nợ và đã trích lập 114 tỷ đồng trong 2016. Với quy định phải trích lập dự phòng 50% với các khoản phải thu quá hạn 1-2 năm, nhiều khả năng PVD sẽ phải trích lập thêm dự phòng phải thu khó đòi trong 2017.
Có thể nói, hy vọng lớn nhất của cổ đông PVD trong năm 2017 là khoản hoàn nhập quỹ khoa học công nghệ (190 tỷ đồng) và hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi (180 tỷ đồng). PVD bắt đầu thực hiện trích lập quỹ khoa học công nghệ từ năm 2010-2016 khoảng 1.121 tỷ đồng, trong đó số tiền đã sử dụng lũy kế 96 tỷ đồng, chỉ chiếm 8% số tiền trích lập.
Chưa hết, PVD còn có thể phải trích lập thêm nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng. Trong năm 2016, PVD đã thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ này với tổng giá trị lên đến 167 tỷ đồng (tổng số dư nợ phải thu 1.627 tỷ đồng). Trong đó, 2 khách hàng lớn là PVEP (lô 09-2/09) và PVEP (lô 102/10 và lô 106/10) đang có 504 tỷ đồng dư nợ và đã trích lập 114 tỷ đồng trong 2016. Với quy định phải trích lập dự phòng 50% với các khoản phải thu quá hạn 1-2 năm, nhiều khả năng PVD sẽ phải trích lập thêm dự phòng phải thu khó đòi trong 2017.
Có thể nói, hy vọng lớn nhất của cổ đông PVD trong năm 2017 là khoản hoàn nhập quỹ khoa học công nghệ (190 tỷ đồng) và hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi (180 tỷ đồng). PVD bắt đầu thực hiện trích lập quỹ khoa học công nghệ từ năm 2010-2016 khoảng 1.121 tỷ đồng, trong đó số tiền đã sử dụng lũy kế 96 tỷ đồng, chỉ chiếm 8% số tiền trích lập.
Theo quy định, nếu không sử dụng sau 5 năm, phần quỹ này sẽ phải hoàn nhập. Như vậy số tiền PVD có thể phải hoàn nhập trong 2017 tương ứng với số tiền đã trích lập vào năm 2012 hơn 190 tỷ đồng. Ngược lại, trong trường hợp không có 2 khoản nêu trên, PVD có thể lỗ 800-1.100 tỷ đồng trong năm 2017.
Đơn giá dịch vụ khoan và dịch vụ liên quan đến khoan sụt giảm nghiêm trọng.
Giá CP xuống đáy
Theo BCTC quý I vừa được công bố, PVD lần đầu tiên báo lỗ trong quý vượt hơn 200 tỷ đồng. Nguyên nhân do số lượng giàn khoan sở hữu hoạt động trung bình trong quý I là 1,4 giàn so với 2 giàn cùng kỳ năm trước (hiệu suất sử dụng giàn chỉ đạt 28%). Trong khi đó, đơn giá thuê giàn trong quý giảm 55-60% so với cùng kỳ 2016.
Theo BCTC quý I vừa được công bố, PVD lần đầu tiên báo lỗ trong quý vượt hơn 200 tỷ đồng. Nguyên nhân do số lượng giàn khoan sở hữu hoạt động trung bình trong quý I là 1,4 giàn so với 2 giàn cùng kỳ năm trước (hiệu suất sử dụng giàn chỉ đạt 28%). Trong khi đó, đơn giá thuê giàn trong quý giảm 55-60% so với cùng kỳ 2016.
Ngoài ra, PVD còn phải trích dự phòng phải thu quá hạn. Đây là những yếu tố khiến doanh thu thuần trong quý của PVD chỉ đạt 503 tỷ đồng (chưa đến 1/3 cùng kỳ năm trước), thấp hơn giá vốn làm lỗ gộp 7,7 tỷ đồng. Như vậy, sau khi trừ đi chi phí, PVD báo lỗ lên đến 200,8 tỷ đồng trong quý I.
Việc PVD lần đầu tiên báo lỗ khiến CP của doanh nghiệp lao dốc mạnh và chạm đáy trong lịch sử niêm yết là 15.000 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 5-5). Như vậy, nếu so với mức giá hơn 23.000 đồng/CP cách đây 3 tháng, PVD đã mất khoảng 35% giá trị.
Việc PVD lần đầu tiên báo lỗ khiến CP của doanh nghiệp lao dốc mạnh và chạm đáy trong lịch sử niêm yết là 15.000 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 5-5). Như vậy, nếu so với mức giá hơn 23.000 đồng/CP cách đây 3 tháng, PVD đã mất khoảng 35% giá trị.
Đặc biệt, nếu so với mức giá cách đây 3 năm, thời điểm PVD giao dịch trên mức 100.000 đồng/CP, mức giá 15.000 đồng/CP thật sự là nỗi kinh hoàng của không ít cổ đông gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Dù giá CP đang ở mức thấp nhưng thanh khoản lại không có xu hướng giảm, thậm chí còn gia tăng. Đây có thể là sức hút lớn nhất của PVD ở thời điểm hiện tại.