(ĐTTCO) - Triều Tiên và Trung Quốc là hai trong số những lý do khiến ngân sách quốc phòng Nhật Bản liên tiếp gia tăng.
Đây là lần thứ 5 liên tiếp ngân sách quốc phòng Nhật Bản được gia tăng kể từ khi ông Abe làm Thủ tướng vào cuối năm 2012. |
Đây là lần thứ 5 liên tiếp Nhật Bản quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng hàng năm kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức vào cuối năm 2012. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đưa ra một gói chi tiêu khác trị giá 171 triệu yên (gần 1,5 tỷ USD) cho năm nay, tập trung vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trước nguy cơ hạt nhân và tên lửa đến từ CHDCND Triều Tiên.
Dưới thời ông Abe, nhiệm vụ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản được mở rộng, bao gồm cả việc tăng cường sự hiện diện tại dãy đảo kéo dài hơn 1.400km dọc theo rìa phía đông trong khu vực Biển Đông.
Hồi tháng trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cho biết, mặc dù Chính phủ không có một kế hoạch cụ thể về hệ thống lá chắn phòng chống tên lửa do Mỹ khởi xướng, nhưng đây cũng được coi là một trong những sự lựa chọn trong tương lai. Việc triển khai lá chắn tên lửa THAAD tại Nhật Bản có thể sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Tokyo với Moscow và Bắc Kinh. Cả Trung Quốc và Nga hiện đều phản đối mạnh mẽ kế hoạch lắp đặt THAAD tại Hàn Quốc. Quyết định gia tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản cũng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt sau những hành động vô lý của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Đây là một số nội dung chính trong hai gói chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản đang chờ được Quốc hội nước này phê chuẩn:
Ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa bắt đầu từ tháng Tư năm tới, tăng 1,4%
Phát triển mẫu tàu ngầm mới với khả năng cảm ứng – có chi phí 72,9 tỷ yên; tăng cường đội tàu ngầm từ 16 lên 22 tàu.
Mua thêm 6 máy bay chiến đấu F-35 với chi phí 88 tỷ yên.