Nhiều khó khăn nhưng triển vọng

(ĐTTCO) - Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, TTCK năm 2016 có thể còn khó khăn hơn năm 2015 và UBCKNN xác định cần phải có sự thận trọng hơn trong quản trị rủi ro. Do vậy, mục tiêu của UBCKNN không phải tăng trưởng mà là tiếp tục ổn định để giảm thiểu tác động bên ngoài.

(ĐTTCO) - Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, TTCK năm 2016 có thể còn khó khăn hơn năm 2015 và UBCKNN xác định cần phải có sự thận trọng hơn trong quản trị rủi ro. Do vậy, mục tiêu của UBCKNN không phải tăng trưởng mà là tiếp tục ổn định để giảm thiểu tác động bên ngoài.

 

Những yếu tố được coi có tác động đến TTCK là câu chuyện về giá dầu, áp lực đến tiền tệ, cán cân thanh toán, tác động của lãi suất. Tuy nhiên, thị trường cũng có những yếu tố thuận lợi. Đó là việc giá dầu ở mức thấp sẽ không tác động đến lạm phát trong nước, từ đó cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong việc sử dụng chính sách để kích thích tăng trưởng. Thí dụ như lãi suất giảm tiếp vẫn khó nhưng lạm phát thấp sẽ không gây áp lực tăng lãi suất, mà lãi suất là yếu tố mang tính quyết định với TTCK. Năm 2016 sẽ là năm xen kẽ thuận lợi và khó khăn. Các biện pháp sẽ được UBCKNN tiếp tục tháo gỡ để hỗ trợ thị trường như hướng dẫn Nghị định 60 nhằm tháo gỡ vướng mắc của việc nới room, nỗ lực nâng hạng TTCK Việt Nam, thực hiện các biện pháp bao gồm cả chế tài trong việc thúc đẩy doanh nghiệp lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch.

Đồng quan điểm, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (BID), cũng cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2016 được dự báo chưa hết khó khăn, do vậy các cơ quan quản lý không nên đưa ra cảnh báo lạc quan quá. Thống kê lâu nay cũng cho thấy, năm nào vào đầu nhiệm kỳ mới, tăng trưởng kinh tế thường có nhịp thấp hơn các năm khác, hoạt động công vụ có những trở ngại nhất định. Còn về TTCK, ông Nghĩa cho rằng có xu hướng đi lên với các yếu tố thuận lợi như Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là chuẩn bị tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, chính sách cổ phần hóa, tái cấu trúc nền kinh tế... Xu hướng tăng của TTCK là dài hạn. Tất nhiên, điều này cũng sẽ còn phụ thuộc nhiều vào việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đầu tư công thành công hay không. “Theo quan điểm của tôi, TTCK Việt Nam sẽ lên xuống hoặc nằm ngang đến quý I-2016 và sau đó sẽ tăng chậm, đều đặn” - ông Nghĩa nói.

Theo ông Lê Minh, Phó Tổng giám đốc Quỹ VFM, 2 rủi ro lớn nhất trong hoạt động TTCK năm 2016 là tỷ giá và lãi suất. Với tỷ giá, tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chính sách tỷ giá linh hoạt được coi là bước thay đổi đáng kể, giảm đi lo lắng của nhà đầu tư nước ngoài lớn. Điều này cũng sẽ giảm đi những lo lắng của các quỹ về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ phá giá tiền trong tháng 1-2016. Việc điều chỉnh tỷ giá hàng ngày và định hướng tương đối rõ ràng hơn, sẽ giúp nhà đầu tư có thời gian nhất định thu xếp để không quá bất lợi. Về lãi suất, vấn đề này sẽ phụ thuộc một phần vào giá dầu. Giá dầu đang nằm trong xu hướng tăng trở lại và dự báo giá mặt hàng này bình quân cả năm 2016 không giảm như năm 2015. Nếu giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả. Nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng thì lãi suất tăng sẽ hiện hữu. “Quý I-2016 tôi nghĩ thị trường sẽ xấu và NĐT, đặc biệt khối ngoại sẽ không đầu tư khi không thấy sự ổn định... TTCK Việt Nam cuối năm 2016 sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2015” - ông Minh nhận định.

Các tin khác