Nhỏ và siêu nhỏ ngày càng tăng

(ĐTTCO) - Hôm qua 13-4, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp công bố báo cáo thường niên DN Việt Nam 2015. Điểm lại sự phát triển của DN cho thấy đây là giai đoạn được đánh giá rất khó khăn nếu nhìn vào số lượng DN hoạt động và giải thể.

(ĐTTCO) - Hôm qua 13-4, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp công bố báo cáo thường niên DN Việt Nam 2015. Điểm lại sự phát triển của DN cho thấy đây là giai đoạn được đánh giá rất khó khăn nếu nhìn vào số lượng DN hoạt động và giải thể.

DN giải thể ngang ngửa số hoạt động

Theo báo cáo, trong giai đoạn 2007-2015, cả nước có gần 692.000 DN đăng ký thành lập, nâng tổng số DN đã đăng ký thành lập lên 941.000 DN kể từ khi có Luật DN đến nay. Trong đó, số còn hoạt động tính đến 31-12-2015 gần 513.000 DN (54,5%); gần 428.000 DN giải thể hoặc ngừng hoạt động (45,5%), trong đó số đã giải thể khoảng 117.000 DN. Đáng chú ý, sau khi tăng trưởng mạnh giai đoạn 2009-2010, số lượng DN đăng ký thành lập đã có xu hướng giảm và ổn định trong giai đoạn 2011-2014, bình quân mỗi năm khoảng 70.000 DN được thành lập. Tuy nhiên, số DN ngừng hoạt động hoặc giải thể từ năm 2011 ngày càng có xu hướng tăng lên, thậm chí tăng cao trong năm 2015. Theo đó, trong những năm này đã có trên 80.000 DN, trong đó có hơn 71.000 DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động.

Hiệu quả sử dụng lao động của DN giai đoạn 2007-2014 không những không được cải thiện mà còn giảm từ 17,3 lần năm 2007 xuống còn 15,4 lần năm 2014; hiệu suất sinh lợi của các DN trong nền kinh tế giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 3,6% năm 2014... Tuy nhiên, tổng doanh thu của DN đã tăng 4,4 lần, từ 3,5 triệu tỷ đồng năm 2007 lên 15,5 triệu tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng thu bình quân của toàn bộ khu vực DN là 20,5%/năm. Quy mô bình quân của DN giai đoạn 2007-2015 được xét trên 2 tiêu chí lao động và nguồn vốn. Theo đó, số DN tăng mạnh hơn so với số lượng lao động, đã dẫn đến sự thu hẹp quy mô DN về lao động. Lao động bình quân DN giảm từ 49 lao động năm 2007 còn 29 lao động năm 2015. Điều này phù hợp với tỷ trọng các DN nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng, và nguy cơ Việt Nam tiếp tục thiếu các DN cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu. Sự sụt giảm giảm lao động bình quân DN chủ yếu đến từ khu vực DN ngoài nhà nước: từ 27 lao động năm 2007 còn 18 lao động năm 2015.

Xét về quy mô vốn, xu hướng diễn ra ngược chiều với quy mô lao động. Nguồn vốn bình quân của DN đã tăng 1,7 lần từ 32 tỷ đồng năm 2007 lên 55 tỷ đồng năm 2015. Trong đó, quy mô vốn của DNNN tăng khoảng 4,35 lần từ 616 tỷ đồng lên 2.677 tỷ đồng. Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, cổ phần hóa DNNN khi Nhà nước chỉ giữ lại các tập đoàn, tổng công ty lớn và tiến hành cổ phần hóa, huy động thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Xu hướng kinh doanh thua lỗ

Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2007-2010 giảm so với giai đoạn 2000-2006 khi giảm xuống còn 30%, tuy nhiên đã tăng lên gần 39% giai đoạn 2011-2014. Đáng chú ý trong giai đoạn 2011-2014, năm 2011 tỷ lệ DN thua lỗ thấp nhất (21,7%), còn lại đều cao từ 42,9-45,4%. Dù nền kinh tế trong 2 năm 2013-2014 đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ vẫn đang có xu hướng tăng lên. Chính kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2014 là một trong những nguyên nhân khiến số lượng DN phải ngừng hoạt động trong năm 2015 cao với hơn 71.000 DN, tăng hơn 22% so với năm 2014.

Trong 3 loại hình DN, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tỷ lệ thua lỗ luôn cao nhất, có những thời điểm trên 51% năm 2008, hay gần 50% năm 2009. "Việc thua lỗ trong kinh doanh là bình thường, nhưng tỷ lệ DN FDI thua lỗ cao khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự thật của việc thua lỗ khi khối DN này vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp kiểm soát việc chuyển giá thông qua thanh tra tại các DN FDI và tỷ lệ thua lỗ đã giảm mạnh, chỉ còn 44% năm 2010, 45% năm 2011. Tuy nhiên, 3 năm 2012-2014, tỷ lệ DN FDI thua lỗ lại tăng cao trở lại cùng với xu hướng khó khăn chung của nền kinh tế" - báo cáo nhận định. Về loại hình DN thua lỗ, tỷ lệ DNNN thấp nhất, nhưng xét về giá trị thua lỗ đây là khu vực DN có những khoản thua lỗ khổng lồ.

Số DN tăng mạnh hơn so với số lượng lao động, đã dẫn đến sự thu hẹp quy mô DN về lao động.

Số DN tăng mạnh hơn so với số lượng lao động, đã dẫn đến sự thu hẹp quy mô DN về lao động.

Liên quan đến nông nghiệp, theo báo cáo, lĩnh vực này dù tiềm năng nhưng DN vẫn không mặn mà. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng DN thấp (0,96% trong tổng số DN năm 2014) và có sự tăng trưởng về DN thấp với mức 7,43% - mức áp chót so với các ngành. Điều này cho thấy, dù Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp với nhiều sản phẩm xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng ngành này vẫn chưa thu hút được nhiều DN tham gia, tỷ trọng DN trong ngành này đã giảm từ 1,61% năm 2007 xuống chỉ còn 097% năm 2015.

Cũng trong giai đoạn 2007-2015 chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng DN trong các ngành dịch vụ, nhất là giáo dục và đào tạo; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí. 3 ngành này có tốc độ tăng trưởng hàng năm đều trên 20%/năm và số lượng DN tăng hơn 5 lần giai đoạn này. Về lao động, có đến hơn 3/4 lao động tập trung trong 3 ngành là: công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng và bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác.

Các tin khác