Bạo phát
YEG thành lập năm 2006, khởi đầu là trang thông tin điện tử www.yeah1.com, chuyên cung cấp thông tin giải trí cho giới trẻ, do ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và cộng sự sáng lập. Doanh thu ban đầu của YEG chỉ vỏn vẹn 150USD với khoảng 40.000 lượt xem.
Dù khởi đầu khiêm tốn nhưng chỉ trong 2 năm, YEG đã thành lập được cộng đồng thông tin giải trí lớn nhất Việt Nam, với hơn 400.000 người dùng (gấp 10 lần so với khi thành lập). Cũng trong năm 2008, YEG thành lập Yeah1 TV, kênh truyền hình chuyên cung cấp thông tin giải trí được phát trên toàn quốc.
Năm 2010, YEG tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trên truyền hình, khi mở thêm 2 kênh mới là Yeah1 Family (hướng tới đối tượng là hộ gia đình trẻ Việt Nam) và iMovie TV (phát sóng các bộ phim chất lượng cao cho giới trẻ). Với việc này, YEG nhanh chóng đạt mốc 2 triệu lượng người dùng trong năm 2010.
Nhận thấy mảng giải trí trên YouTube bắt đầu được phổ biến trong giới trẻ, YEG bắt đầu chuyển sang loại hình cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp quảng cáo trên YouTube. Năm 2015, YEG trở thành đối tác đa kênh của YouTube, đạt được 2,4 tỷ lượt xem và doanh thu 19 triệu USD. Chỉ 1 năm sau, các chỉ số này tăng trưởng mạnh mẽ với 19,7 tỷ lượt xem và 25 triệu USD doanh thu.
Năm 2017, YEG tiếp tục mở rộng mạng lưới dịch vụ, trở thành đối tác duy nhất của Google tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á thông qua công ty con là Netlink, cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho hơn 600 trang website toàn thế giới.
Bên cạnh đó, mảng dịch vụ giải trí trên YouTube cũng phát triển mạnh mẽ, đạt kỷ lục 56 tỷ lượt xem, trở thành đối tác đa kênh lớn thứ 6 của YouTube trên toàn cầu, với 12 kênh vàng (trên 1 triệu người theo dõi) và 280 kênh bạc (trên 100.000 người theo dõi).
Tiềm năng của thị trường truyền thông kỹ thuật số rất lớn nhưng chỉ những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh theo chiều sâu mới có thể hưởng lợi bền vững. Do vậy, đầu tư vào YEG chỉ dành cho những NĐT thật sự am hiểu về ngành nghề này.
Từ những kết quả ấn tượng trên, YEG đẩy mạnh sang đầu tư các thị trường Philippines, Indonesia và Thái Lan thông qua việc sáp nhập với các công ty giải trí ở các thị trường này.
Đặc biệt, YEG còn hợp tác với Universal Music, công ty âm nhạc lớn nhất thế giới, ra mắt kênh UNI Channel. Đây là một trong những kênh truyền hình chuyên về hoạt động âm nhạc cho giới trẻ đầu tiên tại Việt Nam.
Bạo tàn
Với mảng kinh doanh khá mới mẻ cộng với bước phát triển thần tốc trên, YEG trở thành một trong những mã CP chào sàn ấn tượng nhất trên sàn HOSE. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên (26-6-2018), YEG đã tăng hết biên độ (20%), từ mức giá tham chiếu 250.000 đồng/CP lên 300.000 đồng/CP và đạt đỉnh 343.000 đồng/CP chỉ sau 3 phiên giao dịch. Ở mức giá đỉnh này, vốn hóa thị trường của YEG lên đến 9.400 tỷ đồng (gấp 34 lần vốn điều lệ).
Bạo tàn
Với mảng kinh doanh khá mới mẻ cộng với bước phát triển thần tốc trên, YEG trở thành một trong những mã CP chào sàn ấn tượng nhất trên sàn HOSE. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên (26-6-2018), YEG đã tăng hết biên độ (20%), từ mức giá tham chiếu 250.000 đồng/CP lên 300.000 đồng/CP và đạt đỉnh 343.000 đồng/CP chỉ sau 3 phiên giao dịch. Ở mức giá đỉnh này, vốn hóa thị trường của YEG lên đến 9.400 tỷ đồng (gấp 34 lần vốn điều lệ).
Đáng chú ý, trước và sau khi niêm yết, YEG có nhiều giao dịch lớn bất thường. Các giao dịch này sau đó bị Thanh tra UBCKNN phát hiện và phạt tiền đối với VinaCapital Venture Investment Ltd (DFJ) và Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống.
Cũng sau khi lên đỉnh, YEG bị bán tháo và rớt xuống dưới mốc 200.000 đồng/CP. Mức sụt giảm này không chỉ khiến cổ đông nhỏ bị thiệt hại, ngay cả tổ chức nước ngoài là Macquarie Bank Limited (Australia) đã phải bán cắt lỗ hơn 8,1 tỷ đồng chỉ sau 1 tháng đầu tư vào YEG. Trước đó, quỹ đầu tư này mua vào thời điểm YEG lên 300.000 đồng/CP.
Chưa hết ngỡ ngàng với thương vụ chuyển nhượng cổ phần bất hợp pháp, tháng 3-2019, cổ đông YEG tiếp tục nhận thêm thông tin YouTube chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) đối với các công ty tài chính/công ty con có hoạt động kinh doanh liên quan đến mảng Adsense của YEG.
Cụ thể, theo thông báo ban đầu, YouTube cho rằng SpringMe Pte Ltd, công ty có trụ sở tại Thái Lan (YEG sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản ký kênh chưa phù hợp với quy trình của YouTube. Điều này dẫn đến việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả công ty khác lên quan đến hoạt động Adsense của YEG gồm: Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LCC.
Ngay sau thông tin này, YEG có đợt lao dốc kinh hoàng. Từ mức giá hơn 245.000 đồng/CP (phiên giao dịch ngày 4-3-2019) xuống chỉ còn 37.000 đồng (phiên giao dịch ngày 31-12-2019). Đặc biệt, trong những phiên sụt giảm kinh hoàng này, YEG thường xuyên rơi vào trạng thái không có người mua, khiến NĐT nắm giữ CP muốn bán cắt lỗ cũng không dễ.
Thậm chí, ngay khi doanh nghiệp công bố kế hoạch mua lại 3,1 triệu CP quỹ để cứu giá, NĐT vẫn bán tháo do không còn kỳ vọng vào sự hồi phục của doanh nghiệp sau khi YouTube cắt hợp tác.
Kỳ vọng gì?
Kỳ vọng gì?
Sau đổ vỡ với YouTube, đúng 1 năm sau, YEG bất ngờ nhận được nguồn vốn từ cổ đông chiến lược mới là bà Trần Uyên Phương, con gái ông Trần Quý Thanh, Tổng giám đốc THP.
Cụ thể, bà Phương đã mua vào hơn 6,1 triệu CP YEG với mức giá khoảng 50.000 đồng/CP, tương đương 306 tỷ đồng. Sau thương vụ này, bà Phương nắm giữ 22,04% vốn và chính thức trở thành cổ đông lớn tại YEG.
Ngay sau khi có sự xuất hiện của bà Phương, YEG ký kết hợp đồng chiến lược với THP. Theo thỏa thuận, 2 bên sẽ hợp tác toàn diện về phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ sinh thái công nghệ truyền thông số của Yeah1, nhằm tiếp cận trực tiếp đến người dùng, đặt biệt là giới trẻ để triển khai các chương trình marketing năm 2020.
Cụ thể, 2 bên bắt tay phát triển ứng dụng Mega1 để ưu tiên thúc đẩy doanh số của ông lớn nước giải khát THP. Mục tiêu tăng trưởng doanh số 50% cho THP và đạt 150 triệu tương tác trong thời gian diễn ra chương trình.
Sự xuất hiện của bà Phương và THP đã giúp YEG có sóng tăng từ hơn 50.000 đồng/CP lên 83.000 đồng/CP. Thế nhưng, khi NĐT còn đang hứng khởi trước cú “bắt tay” với THP, bất ngờ HOSE có thông báo đưa YEG vào diện cảnh báo do thua lỗ trong năm 2019.
Theo báo cáo tài chính năm 2019, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 385,33 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm ngày 31-12-2019 là 305,39 tỷ đồng. Viễn cảnh sau khi hợp tác với THP tiếp tục u tối, khi YEG công bố kết quả kinh doanh quý I-2020 với doanh thu và lợi nhuận chỉ đạt lần lượt 14% và 4,5% kế hoạch cả năm.
Với những thông tin kém vui này, YEG lao dốc xuống chỉ còn 45.000 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày 24-3. Dù gần đây, YEG đã giao dịch lên mức giá 60.000 đồng/CP ngày 24-4, nhưng thanh khoản giảm mạnh.