Những ngày mưa ở vùng đất 'khát' Cao Bằng

(ĐTTCO) - Với địa hình cao nguyên, núi đá, lượng mưa ít lại không có sông, suối nên từ xưa, Lục Khu đã được mệnh danh là vùng đất “khát” ở Cao Bằng. Những cơn mưa nhỏ, rả rích đêm ngày dịp cuối năm cũng chẳng thể làm cho vùng đất này bớt “khát” khi bể chứa vẫn không một dòng nước nào chảy vào.

Những ngày mưa ở vùng đất 'khát' Cao Bằng
Lục Khu là tên gọi chung của 7 xã vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng bao gồm: Thượng Thôn, Nội Thôn, Hồng Sỹ, Mã Ba, Lũng Nặm, Cải Viên và Tổng Cọt.

Lục Khu là tên gọi chung của 7 xã vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng bao gồm: Thượng Thôn, Nội Thôn, Hồng Sỹ, Mã Ba, Lũng Nặm, Cải Viên và Tổng Cọt.
Diện tích rộng lớn và địa hình chủ yếu là núi cao đã tạo cho vùng đất này những cảnh sắc riêng biệt không nơi nào có.

Diện tích rộng lớn và địa hình chủ yếu là núi cao đã tạo cho vùng đất này những cảnh sắc riêng biệt không nơi nào có.
Lục Khu gây ấn tượng cho khách đến đây bằng những ngọn núi đá cao sừng sững, những con đường quanh co uốn lượn như dải lụa trắng vắt ngang qua các dãy núi cao trùng điệp, những bản làng của đồng bào Tày, Nùng… san sát, ẩn hiện

Lục Khu gây ấn tượng cho khách đến đây bằng những ngọn núi đá cao sừng sững, những con đường quanh co uốn lượn như dải lụa trắng vắt ngang qua các dãy núi cao trùng điệp, những bản làng của đồng bào Tày, Nùng… san sát, ẩn hiện
Những ngày này, hoa mận nở trắng càng tô điểm thêm vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên hùng vĩ trên cao nguyên đá.

Những ngày này, hoa mận nở trắng càng tô điểm thêm vẻ đẹp tinh khôi của thiên nhiên hùng vĩ trên cao nguyên đá.
Trái ngược với ưu ái từ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống của người dân nơi đây lại vô cùng khắc nghiệt. Đá là thứ duy nhất gắn liền với đời sống người dân, đập đá để mở đất trồng trọt, đục đá mở đường đi lại, xếp hàng rào từ đá bảo vệ đồi nương.

Trái ngược với ưu ái từ cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, cuộc sống của người dân nơi đây lại vô cùng khắc nghiệt. Đá là thứ duy nhất gắn liền với đời sống người dân, đập đá để mở đất trồng trọt, đục đá mở đường đi lại, xếp hàng rào từ đá bảo vệ đồi nương.
Với địa hình núi cao, nơi đây hầu như không có ruộng nước, chủ yếu là nương rẫy. Những mảnh ruộng cày lên lẫn toàn sỏi, đá. Mỗi gia đình ở Lục Khu phải có ít nhất 2 con trâu to khoẻ mới đủ sức kéo phục vụ cho nông nghiệp.

Với địa hình núi cao, nơi đây hầu như không có ruộng nước, chủ yếu là nương rẫy. Những mảnh ruộng cày lên lẫn toàn sỏi, đá. Mỗi gia đình ở Lục Khu phải có ít nhất 2 con trâu to khoẻ mới đủ sức kéo phục vụ cho nông nghiệp.
Cây trồng chính của người dân chỉ có ngô và lạc, những loại cây có tính chịu hạn tốt.

Cây trồng chính của người dân chỉ có ngô và lạc, những loại cây có tính chịu hạn tốt.
Chăn nuôi cũng khó khăn vì thiếu nước. Bà Nông Thị Kiến (xóm Pác Hoan, xã Nội Thôn) không khỏi ngậm ngùi khi nhớ tại thời điểm vì thiếu nước, gia đình bà đã phải bán bớt gia súc trong chuồng.

Chăn nuôi cũng khó khăn vì thiếu nước. Bà Nông Thị Kiến (xóm Pác Hoan, xã Nội Thôn) không khỏi ngậm ngùi khi nhớ tại thời điểm vì thiếu nước, gia đình bà đã phải bán bớt gia súc trong chuồng.
Nguồn nước duy nhất dùng cho sinh hoạt và sản xuất ở đây là nước mưa. Tuy chính quyền đã đầu tư hơn 10.000 bể lu chứa nước cho các hộ gia đình ở Lục Khu nhưng không phát huy nhiều hiệu quả.

Nguồn nước duy nhất dùng cho sinh hoạt và sản xuất ở đây là nước mưa. Tuy chính quyền đã đầu tư hơn 10.000 bể lu chứa nước cho các hộ gia đình ở Lục Khu nhưng không phát huy nhiều hiệu quả.
Những ngày mưa ở vùng đất 'khát' Cao Bằng ảnh 10

Để giúp người dân có nước sinh hoạt, 21 hồ vải địa, 255 bể nước công cộng, hơn 10.000 bể lu, bể vuông trữ nước sinh hoạt cho các hộ gia đình đã tiếp tục được Nhà nước xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong những năm thời tiết thuận lợi.
Theo kinh nghiệm của người dân ở Lục Khu, thời điểm thiếu nước nhất thường bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, những cơn mưa dai dẳng ngày cuối năm chỉ mang thêm nỗi âu lo khi mưa chẳng đủ để có nước chảy vào bể chứa.

Theo kinh nghiệm của người dân ở Lục Khu, thời điểm thiếu nước nhất thường bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, những cơn mưa dai dẳng ngày cuối năm chỉ mang thêm nỗi âu lo khi mưa chẳng đủ để có nước chảy vào bể chứa.

Các tin khác