(ĐTTCO) - Theo ông NGUYỄN NGỌC HÒA, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, trong ngành bán lẻ hiện đại, các DN bán lẻ Việt Nam còn rất non trẻ nên sẽ gặp áp lực cạnh tranh lớn, tuy nhiên nếu DN nội biết tận dụng và phát huy những lợi thế sân nhà và có những chiến lược và giải pháp thích hợp vẫn có thể trụ và cạnh tranh được với các nhà phân phối ở nước ngoài.
PHÓNG VIÊN: - Theo ông, giải pháp nào giúp các nhà bán lẻ trong nước phát huy năng lực, tăng thị phần?
Ông NGUYỄN NGỌC HÒA: - Việt Nam đang tồn tại kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống. Trong đó, kênh bán lẻ hiện đại đang chia thành nhiều mô hình khác nhau như trung tâm thương mại, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, thương mại điện tử, home shopping... Tất cả mô hình này đều được các DN bán lẻ triển khai. Vấn đề là mỗi DN bán lẻ phải lượng sức mình để nhận thấy được đâu là thế mạnh của mình để triển khai đồng loạt nhiều mô hình hay tập trung vào những mô hình thế mạnh. Trong điều kiện như vậy, vấn đề quản trị hệ thống và hệ thống logistics là những bài toán lớn các DN cần phải đầu tư, ngoài ra giải pháp về công nghệ thông tin, đưa công nghệ vào quản trị điều hành hệ thống cũng là vấn đề đòi hỏi các DN bán lẻ nên quan tâm.
- Trước thực trạng nhiều nhà bán lẻ ngoại cùng tăng chiết khấu khiến các DN Việt khó đưa hàng vào siêu thị, theo ông DN nên làm gì và vài trò của Nhà nước lúc này ra sao?
Để tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển thị trường bán lẻ, Chính phủ cho xây dựng chiến lược Quốc gia phát triển ngành bán lẻ Việt Nam tầm nhìn đến 2030. Theo đó xây dựng 20 DN bán lẻ hàng đầu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài, đồng thời các DN bán lẻ phải đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Hiện nay cũng đang có rất nhiều DN đang thực hiện vấn đề này. Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op |
- Như chúng ta đã biết, quan hệ giữa nhà phân phối và nhà sản xuất là quan hệ giữa người mua và người bán. Quan hệ này vừa có tính chất cộng hưởng vừa có tính chất hợp tác cũng như chia sẻ với nhau. Nhưng rõ ràng ở đây cũng có tính cạnh tranh và trong tương quan được đặt ra trên bàn đàm phán giữa nhà bán lẻ, nhà phân phối và nhà sản xuất, thế mạnh nghiêng về phía nào phía đó sẽ chủ động trong quá trình đàm phán cũng như có lợi thế hơn. Như vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình đàm phán cho các nhà sản xuất là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của mình? Muốn vậy theo tôi phải tập trung giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất, nhà sản xuất phải làm sao để sản phẩm của mình vừa đạt về chất lượng vừa có tính độc đáo và được người tiêu dùng chấp nhận. Lúc đó chắc chắn các nhà bán lẻ phải bán, vì người tiêu dùng vào siêu thị và luôn luôn đòi hỏi sản phẩm đó, sức ép của thị trường buộc các hệ thống bán lẻ phải bán. Thứ hai, kênh hiện đại chỉ mới chiếm 25%/tổng thị trường. Như vậy, nếu nhà sản xuất có kế hoạch, chiến lược mở mang và phát triển hệ thống phân phối của mình đồng bộ trên cả kênh phân phối hiện đại và truyền thống thì có thể chủ động điều hòa hàng hóa của mình và có những chiến lược vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, do các DN Việt phần lớn là DNNVV, nên để làm được điều này cũng rất khó, do đó cần có vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ DN. Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, Nhà nước nên có những chính sách can thiệp. Nếu các DN lợi dụng ưu thế thị phần của mình để phân biệt đối xử, gây sức ép với những DN khác, Nhà nước nên mời họ làm việc, cùng tìm điểm kết nối. Tôi tin rằng quan hệ giữa nhà sản xuất và phân phối là quan hệ cộng hưởng, nên phải tìm được giải pháp trong sự hợp tác giữa các bên, trong đó có vai trò của Nhà nước.
- Đây có phải là một trong những cách nhà phân phối ngoại đẩy hàng Việt ngày một xa người tiêu dùng trong nước? Có phải thị trường bán lẻ Việt đang bị những tập đoàn bán lẻ ngoại thâu tóm?
- Vấn đề chọn hàng hóa nào không phải do nhà sản xuất, nhà phân phối quyết định mà do người tiêu dùng lựa chọn. Cho nên trong cuộc cạnh tranh này, thuyết phục được người tiêu dùng là điều mấu chốt. Theo tôi, trong quá trình cạnh tranh này không chỉ nhà bán lẻ thuyết phục người tiêu dùng mà nhà sản xuất cũng phải thuyết phục người tiêu dùng. Nếu chúng ta có một sản phẩm tốt, có tính khác biệt, được người tiêu dùng ủng hộ, thừa nhận, dư địa phát triển sẽ rất lớn.
![]() |
DN bán lẻ và nhà sản xuất nội cần đẩy mạnh liên kết để cạnh tranh. |
Chúng ta đã mở cửa thị trường phân phối và Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập. Với sức hấp dẫn của thị trường, việc giao thương thâm nhập thị trường là con đường tất yếu. Và trong cuộc cạnh tranh, các DN trong nước phải vươn lên bằng nội lực của mình chứ không thể hạn chế các nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng. Điều các DN nên quan tâm bây giờ là phải làm gì và làm thế nào để thị trường phân phối nội địa có thể tăng tốc và mở rộng. Các DNNVV cần liên kết, hợp tác như thế nào để tăng tốc đầu tư và đặc biệt là khuyến khích các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ. Ngoài việc nhà bán lẻ đầu tư phát triển, cộng đồng DN thông qua hình thức nhượng quyền vẫn có thể tăng tốc, mở rộng thêm mạng lưới. Hình thức nhượng quyền rất phù hợp với các loại hình bán lẻ có quy mô nhỏ và vừa.
- Xin cảm ơn ông.