Phát hành trái phiếu bất thường: Bộ Tài chính ‘soi’ nhóm doanh nghiệp nào?

(ĐTTCO) – Bộ trưởng Bộ Tài chính mới đây đã yêu cầu thanh tra toàn bộ các hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ bất thường vào cuối quý II-2022 vừa qua và hạn để công bố kết quả là ngày 31-7. 
Công bố của Bộ Tài chính không nêu cụ thể các doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất thường trong tháng 5 và 6-2022 thuộc nhóm ngành nào, song dư luận đang đặt ra câu hỏi và đồn đoán về những doanh nghiệp đang rơi vào “tầm ngắm” của Bộ Tài chính.
Báo cáo về thị trường trái phiếu 6 tháng đầu năm vừa công bố của VNDirect cho biết, có tới hơn 64.000 tỷ đồng giá trị TPCN riêng lẻ đến kỳ đáo hạn trong quý III năm nay. Trong đó, bất động sản là nhóm ngành chiếm tỷ lệ cao nhất, với 52% tổng giá trị đáo hạn, tương đương 33.624 tỷ đồng, tăng 167% so với quý II và tăng 252% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ba doanh nghiệp bất động sản được nhắc đến khi có tổng giá trị đáo hạn cao nhất trong quý, chiếm 45% giá trị đáo hạn trái phiếu bất động sản bao gồm: Công ty Kinh doanh BĐS MediterranenaRevival Villas (7.200 tỷ đồng), Công ty Bông Sen (4.800 tỷ đồng) và Công ty OsakaGarden (3.400 tỷ đồng).
Phát hành trái phiếu bất thường: Bộ Tài chính ‘soi’ nhóm doanh nghiệp nào? ảnh 1
Đây từng là những doanh nghiệp có tỷ lệ khối lượng phát hành trên vốn chủ sở hữu gấp nhiều lần. Osaka Garden có vốn chủ sở hữu ở mức 270 tỷ đồng nhưng huy động lên tới 7.700 tỷ đồng. Mediterranean Revival Villas huy động 7.200 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 153 tỷ đồng. Cả hai đều chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.
Nhóm chuyên gia VNDirect nhận định, việc tăng mạnh giá trị đáo hạn trên đến từ việc các doanh nghiệp đã phát hành với kì hạn quá ngắn, có thể chỉ từ 1-2 năm, là thời gian chưa đủ để dự án đi vào hoạt động chứ chưa nói đến có lãi.
Trong khi đó, FinGroup cho rằng, rủi ro lớn nhất ở thời điểm hiện tại với thị trường TPDN là hồ sơ chất lượng tín dụng yếu, nhất là nhà phát hành chưa niêm yết. Bởi thực tế, năng lực tín dụng của các doanh nghiệp chưa niêm yết hơn rất nhiều so với doanh nghiệp niêm yết, trong khi phần lớn giá trị phát hành và đang lưu hành lại thuộc về các tổ chức phát hành chưa niêm yết. 
Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng phát hành TPDN riêng lẻ bất thường trong 2 tháng trở lại đây có thể nằm trong kế hoạch “đảo nợ” của các doanh nghiệp khi đã đến kỳ hạn trả nợ trái phiếu. Riêng đối với nhóm bất động sản, với hơn 33.000 tỷ đồng đến kỳ hạn trả nợ trong quý III này, tình trạng “đảo nợ” xảy ra nếu không được kiểm soát tốt có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra “bong bóng” thị trường. 
Trước đó, giai đoạn 2020-2021 là thời kỳ bùng nổ của TPDN, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp này thường đưa ra mức lãi suất vô cùng hấp dẫn, thậm chí lên đến 13%, khiến thị trường thu hút một dòng tiền lớn tham gia. 
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ có nhiều điều để nói khi thời gian đáo hạn đã đến, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn nguội lạnh, dòng vốn dành cho bất động sản bị siết lại và hoạt động trên thị trường trái phiếu đang đi vào quy củ hơn để hướng tới việc lành mạnh hóa thị trường.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

(ĐTTCO) - Trong nhiệm kỳ mới, Chi bộ UBND xã Kim Long đề ra 9 chỉ tiêu quan trọng, trong đó định hướng rõ: xây dựng trên thế mạnh về thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng lập 8 tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 tổ công tác gỡ vướng đầu tư công

(ĐTTCO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 17-7, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ gắn biển Công trình trạm biến áp (TBA) 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối (TP Cần Thơ) và Công trình TBA 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (Đồng Tháp).

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.