Dow giảm hơn 300 điểm
Kết thúc phiên gia dịch, chỉ số Dow Jones trượt 367,17 điểm, tương đương 1,08%, đóng cửa ở mức 33.684,53. S&P 500 mất 1,16% xuống 4.119,58. Nasdaq Composite rớt 1,08% còn 12.080,51. Ba chỉ số trung bình chính đãgiảm phiên thứ hai liên tiếp.
Cổ phiếu ngân hàng trượt dốc, với chứng chỉ quỹ SPDR S&P Regional Banking ETF sụt hơn 6%. Nhà giao dịch lo ngại về sự ổn định của các tổ chức tài chính khu vực sau cuộc khủng hoảng nhấn chìm Phố Wall vào tháng 3 và dẫn đến sự kết thúc của Silicon Valley Bank và First Republic Bank. Các ngân hàng khu vực PacWest và Western Alliance cũng lần lượt lao dốc 27% và 15%.
Trong khi đó, cổ phiếu của JPMorgan Chase giảm 1,6%. Các ngân hàng lớn khác bao gồm Goldman Sachs và Citigroup cũng hạ hơn 2%. Bank of America giảm 3%.
Greg Bassuk, Giám đốc điều hành của AXS Investments cho biết: “Chúng tôi cho rằng những lo ngại xung quanh lĩnh vực ngân hàng, cùng với sự bất an về trần nợ và quan trọng nhất là lập trường chính sách lãi suất không chắc chắn của Fed trong tương lai đều góp phần tạo nên tâm lý lo sợnày.”
Cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Fed dự kiến sẽ kết thúc với việc ngân hàng trung ương công bố một đợt tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào thứ Tư. Theo công cụ FedWatch của Tập đoàn CME, các nhà giao dịch đang dự báo xác suất khoảng 85% tăng lãi suất. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm manh mối về việc liệu Fed sẽ giữ lãi suất ổn định sau cuộc họp này hay liệu họ có thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để chống lạm phát.
Dầu giảm 5% trong bối cảnh Mỹ lo ngại vỡ nợ
Khép phiên, dầu Brent lùi 3,99 USD, tương đương 5%, xuống mức 75,32 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 4,00 USD, tương đương 5,3%, kết thúc ở mức 71,66 USD.
Đó là mức đóng cửa thấp nhất cho cả hai loại dầu kể từngày 24/3 và cũng là mức giảm phần trăm trong một ngày lớn nhất kể từ đầu tháng Giêng.
Giá dầu và các chỉ số chính của Phố Wall đều giảm sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết chính phủ có thể chạm trần nợ sớm hơn dự kiến. Bà Yellen đã cảnh báo hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ có thể cạn kiệt các biện pháp để trả các khoản nợ của mình vào ngày 01/6, sớm hơn thời hạn cuối tháng 7 mà Goldman đã ước tính.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ không đàm phán về trần nợ trong cuộc gặp với bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội vào ngày 9/5, nhưng ông sẽ thảo luận về việc bắt đầu “một quy trình ngân sách riêng.”
Nhu cầu việc làm của Hoa Kỳ đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 3 và tỷ lệ sa thải tăng lên mức cao nhất trong hơn hai năm, cho thấy một số sự suy yếu trong thị trường lao động có thể hỗ trợ cuộc chiến chống lạm phát của Fed.
Cuối tuần này, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm hướng thị trường từ việc tăng lãi suất dự kiến của các ngân hàng trung ương vẫn đang chống lạm phát. Nhiều lần tăng giá có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu năng lượng.
Tamas Varga, nhà môi giới dầu mỏ của PVM chia sẻ: “... hành động của các ngân hàng trung ương trong sứ mệnh kiềm chế giá tiêu dùng và sản xuất tăng cao... tất cả đều tạo ra một bóng đen nghi ngờ khá dài về triển vọng trong tương lai.”
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA, cho biết: “Dầu về cơ bản có triển vọng suy yếu từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ, và nếu bối cảnh vĩ mô xấu đi thì đà bán có thể dễ dàng đẩy giá xuống dưới mức 70 USD.”
Cuối tuần qua, dữ liệu từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, cho thấy hoạt động sản xuất bất ngờ giảm trong tháng Tư. Đó là lần giảm đầu tiên trong chỉ số quản lý mua hàng sản xuất kể từ tháng 12.
Về phía cung, sản lượng dầu của Iran đã vượt 3 triệu thùng mỗi ngày (bpd), bộ trưởng dầu mỏ của nước này cho biết. Thành viên OPEC, vốn đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ năm 2018, đã bơm trung bình 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2021.