Và còn rất nhiều tình huống thực tế khác với nhiều người thất bại trong phán đoán và ra quyết định nhanh chóng.
Đến nay, ở kỷ nguyên công nghệ và thời đại mà thông tin và tốc độ đang nắm quyền quyết định. Trong hầu hết trường hợp, nhanh hơn không đồng nghĩa với thắng lợi. Tuy nhiên, để có thể thích nghi và chiến thắng trong bất kỳ môi trường nào, tốc độ chính là yếu tố quyết định. Nhiều người phải tránh phạm phải sai lầm không thể cứu vãn do bỏ lỡ thời điểm phù hợp. Do đó, vòng lặp OODA đã được chứng minh là phương pháp tư duy với ưu tiên tối thượng về tốc độ và tính linh hoạt.
Vòng lặp OODA là phương pháp đưa ra quyết định được tạo ra bởi John Boyd, một phi công và là chiến lược gia quân sự người Mỹ. Đây là phương pháp đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng cho dù tình trạng khó dự đoán được tình hình tiếp theo sẽ diễn ra như nào. Vòng lặp OODA sau được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh hay lãnh đạo. Đây là phương pháp có thể áp dụng hiệu quả đối với bất kỳ ai, bất kỳ vấn đề gì. Khi áp dụng OODA, bạn sẽ giành được ưu thế tuyệt đối về tốc độ và sự linh hoạt để giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Vòng lặp OODA đã được công nhận ở Âu Mỹ là phương pháp tư duy hiệu quả để đạt được mục đích nhanh chóng bằng phán đoán và ra quyết định chính xác dưới bất kỳ hoàn cảnh nào.
Quá trình của vòng lặp OODA bao gồm: quan sát (observe), định hướng (orient), quyết định (decide), hành động (act). Bước cuối cùng đánh giá, xem xét lại và lặp lại quy trình (loop). Dựa trên hiểu biết căn bản về phương pháp tư duy này, bạn đọc sẽ được hướng dẫn các “lối tắt” giúp ứng dụng vòng lặp OODA vào các tình huống thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả. Những câu chuyện thực tế cũng minh họa việc áp dụng vòng lặp tư duy này vào bối cảnh công việc để đánh giá tình huống, nhìn nhận vấn đề, ra quyết định và hành động nhanh chóng.
Một phần quan trọng khác của cuốn sách là mang lại định nghĩa thế giới quan bằng khung tư duy VSAM, bao gồm tầm nhìn (vision), chiến lược (strategy), phương châm hành động (activities direction) và mô hình tư duy (mental model). Khung định hình thế giới quan, lý thuyết được xem xét độc lập này giúp ta có nhìn nhận khác hơn về một khái niệm khá phổ biến nhưng trừu tượng này.
Thói quen quan sát và đánh giá hình thành nhận thức trong bạn, từ đó cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về thế giới đang sống và tư duy vòng lặp OODA cho phép tự do đưa ra các quyết định và hành động lấy phản xạ trực giác làm trụ cột. Vòng lặp OODA chắc chắn mang lại lợi ích đủ lớn để mọi người chấp nhận vài nỗi đau khi từ bỏ lối tư duy thông thường của mình.