Ngày 8-9, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng (NH) Phương Tây (WTB) tổ chức đại hội hợp nhất, đây là một trong những thủ tục cuối cùng trước khi chuyển sang một pháp nhân mới: NHTMCP Đại chúng (PVcomBank). Thời gian ra mắt hoạt động được dự kiến ngày 3-10 tới.
Việc chuẩn bị cho kế hoạch phát triển trong thời gian tới của PVcomBank được tính toán một cách kỹ lưỡng. Để chuẩn bị cho chiến lược phát triển của NH mới, 2 tổ chức tín dụng đã thống nhất thuê một công ty tư vấn nước ngoài. Về chiến lược phát triển thương hiệu, nhằm tạo ấn tượng với khách hàng, khẩu hiệu thương mại (slogan) của PVcomBank sẽ là “NH không khoảng cách”. Tùy theo chiến lược phát triển giai đoạn sau, một slogan khác sẽ được thay thế. Ông Nguyễn Đình Lâm, |
Theo dự kiến, sau khi hợp nhất tổng cộng mạng lưới PVcomBank bao gồm 102 điểm giao dịch, trong đó có 1 hội sở, 30 chi nhánh, 67 phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm.
Theo dự kiến kế hoạch kinh doanh của năm 2013, PVcomBank có lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, các con số của năm 2014 và 2015 tương ứng lần lượt 1.008 tỷ đồng và 1.647 tỷ đồng. Theo kế hoạch của PVFC, mức vốn điều lệ NH mới là 9.000 tỷ đồng sẽ được PVcomBank duy trì trong 2 năm 2013, 2014 và sẽ tiếp tục nâng lên 12.000 tỷ đồng trong năm 2015.
Trong định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới, PVCombank sẽ nâng tỷ trọng tín dụng cá nhân, bởi dư nợ tín dụng các tổ chức kinh tế hiện vẫn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ tín dụng của PVFC.
NH hợp nhất sẽ tận dụng lợi thế bán lẻ của WTB để phát triển mảng khách hàng cá nhân. Mục tiêu được đặt ra là dư nợ cá nhân năm 2015 khoảng 12.400 tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ, trong đó dư nợ tiêu dùng sẽ chiếm 25%.
Thế mạnh của PVcomBank là mối quan hệ với các tổ chức kinh tế lớn từ PVFC. |
Còn 80% dư nợ với các tổ chức kinh tế (hơn 49.700 tỷ đồng), trong đó tín dụng đối với lĩnh vực dầu khí, khai thác khoáng sản, điện sẽ chiếm 48% vào năm 2015; thương mại, dịch vụ và các ngành khác chiếm 24%... Theo tính toán của PVFC, mức lợi nhuận cho các năm 2013, 2014 và 2015 dự kiến chưa thể có đột biến do thị trường vẫn còn trầm lắng đồng thời chi phí tăng mạnh. Điều này khiến các tỷ lệ ROE và ROA năm 2013, 2014 và 2015 ở mức tương đối thấp (ROE lần lượt là 4,64%, 8,35%, 10% và ROA lần lượt là 0,35%, 0,58%, 0,92%).
Xung quanh việc niêm yết của PVFC hiện nay, theo ông Nguyễn Đình Lâm, sau khi đại hội cổ đông hợp nhất thông qua các kế hoạch, PVFC sẽ tiến hành các bước của thủ tục hủy niêm yết. Sau đó, tùy vào điều kiện thị trường cũng như hoạt động của NH, PVcomBank sẽ cố gắng niêm yết trở lại khoảng 1 năm sau đó. Để tạo thuận lợi cho cho các cổ đông trong việc giao dịch CP của NH mới, CP của PVcomBank sẽ được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (tỷ lệ chuyển đổi giữa CP của 2 tổ chức tín dụng cũ với PVcomBank là 1:1).
Một vấn đề khác cũng được cổ đông, NĐT quan tâm là về các khoản nợ của 2 tập đoàn là Vinashin, Vinalines. Tại báo cáo soát xét bán niên vừa qua, Công ty Kiểm toán Ernst & Young cho biết theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, PVFC giữ nguyên trạng thái nợ của Vinashin từ năm 2009 và Vinalines từ năm 2011.
Tại thời điểm 30-6-2013, tổng dư nợ tín dụng của Vinashin là hơn 1.057 tỷ đồng, của Vinalines hơn 1.669 tỷ đồng. Cũng tại thời điểm trên PVFC đã trích lập dự phòng gần 63,8 tỷ đồng và sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi với các khoản vay này.