Đặc biệt lãng phí trong lĩnh vực đầu tư công khi nhiều công trình được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng rồi đắp chiếu. Tiếp đến là đất đai, nhiều dự án quy hoạch treo, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hecta rồi bỏ trống, hoang hóa…
Cùng với đó là những lãng phí vô hình không cân đong, đo đếm được nhưng thiệt hại không hề nhỏ, đó là lãng phí giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; lãng phí giữa nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn… Chưa hết, các hội nghị sơ kết, tổng kết, khởi công, khánh thành, lễ đón nhận huân chương quá nhiều, quá linh đình và tốn kém; festival, lễ hội tràn lan nhưng hiệu quả không tương xứng với công sức, tiền của bỏ ra…
Năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội thông qua và năm 2013 luật này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để trở thành khung pháp lý quan trọng, nhưng lãng phí vẫn là căn bệnh trầm kha. Trước thực trạng này, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đang diễn ra, qua thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2016, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng Quốc hội cần dành thời gian ở phiên toàn thể để thảo luận về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lấy đơn cử 12 dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành công thương với số vốn đầu tư trên 60.000 tỷ đồng kém hiệu quả, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng; các tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Tây Ninh, Nghệ An… lãng phí đất vàng khi không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định khi giao đất, cho thuê đất đối với đất nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, cũng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước. Một số địa phương khi mua sắm trang thiết bị chưa tính đến điều kiện, khả năng sử dụng dẫn đến lãng phí.
Năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội thông qua và năm 2013 luật này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung để trở thành khung pháp lý quan trọng, nhưng lãng phí vẫn là căn bệnh trầm kha. Trước thực trạng này, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đang diễn ra, qua thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2016, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng Quốc hội cần dành thời gian ở phiên toàn thể để thảo luận về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Lấy đơn cử 12 dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành công thương với số vốn đầu tư trên 60.000 tỷ đồng kém hiệu quả, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng; các tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Tây Ninh, Nghệ An… lãng phí đất vàng khi không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định khi giao đất, cho thuê đất đối với đất nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, cũng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước. Một số địa phương khi mua sắm trang thiết bị chưa tính đến điều kiện, khả năng sử dụng dẫn đến lãng phí.
Thí dụ, Sở GD-ĐT Nghệ An đầu tư 30 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh thực hiện dự án dạy, học ngoại ngữ với việc mua sắm bảng tương tác và phòng học chuyên dụng (phòng LAB). Trong khi đó quy định danh mục các thiết bị dạy, học ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT không có bảng tương tác và phòng LAB, ngoài các trường chuyên đào tạo về ngoại ngữ.
Hay việc Sở GD-ĐT Đắk Nông mua thiết bị cho các trường nhưng không căn cứ vào nhu cầu thực tế dẫn đến gây lãng phí hơn 43 tỷ đồng. Theo đó, từ năm 2012-2015, UBND tỉnh Đắk Nông đã phê duyệt và giao cho Sở GD-ĐT 4 gói thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, nhưng các thiết bị mua về không đồng bộ nên đắp chiếu.
Lãng phí nữa là mua sắm công không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, xác định giá gói thầu không hợp lý, dẫn đến giá mua sắm cao bất hợp lý, nhất là trong lĩnh vực y tế. Kết quả kiểm toán công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế tại nhiều cơ sở y tế, cho thấy những số liệu giật mình về tình trạng thiết bị tồn kho gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.
Lãng phí nữa là mua sắm công không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, xác định giá gói thầu không hợp lý, dẫn đến giá mua sắm cao bất hợp lý, nhất là trong lĩnh vực y tế. Kết quả kiểm toán công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị y tế tại nhiều cơ sở y tế, cho thấy những số liệu giật mình về tình trạng thiết bị tồn kho gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, kiểm toán 11 tỉnh, thành phố, cơ quan kiểm toán nhận định 1.225 trang thiết bị hỏng hoặc hiệu quả sử dụng thấp với số tiền gần 372 tỷ đồng; nhiều thiết bị được đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng đã hỏng; vật tư thiết bị y tế cùng một loại, cùng nhà cung cấp nhưng giá chênh nhau đến 3-7 lần. Đơn cử, 1 bộ kim cánh bướm ở Bệnh viện (BV) Việt Đức (Hà Nội) 1.090 đồng, trong khi ở Chợ Rẫy (TPHCM) 7.350 đồng. Một dây truyền huyết thanh ở BV Bạch Mai (Hà Nội) 3.675 đồng còn ở Việt Đức 18.000 đồng…
Lãng phí đang ở mức báo động đỏ, gây thất thoát lớn và góp phần làm tăng nợ công. Đã đến lúc chống lãng phí cần được thực hiện ở cấp độ mới, cao hơn, quyết liệt hơn. Thay vì coi lãng phí như một tệ nạn xã hội, một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, cần nhìn nhận lãng phí là quốc nạn.
Lãng phí đang ở mức báo động đỏ, gây thất thoát lớn và góp phần làm tăng nợ công. Đã đến lúc chống lãng phí cần được thực hiện ở cấp độ mới, cao hơn, quyết liệt hơn. Thay vì coi lãng phí như một tệ nạn xã hội, một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, cần nhìn nhận lãng phí là quốc nạn.
Theo đó, muốn quốc gia hưng thịnh phải quyết liệt tuyên chiến với quốc nạn này. Cho đến nay, chưa có vụ việc, vụ án nào bị truy cứu trách nhiệm, hay xét xử về tội danh lãng phí (?!) Vì thế, việc chống lãng phí không thể chỉ hô khẩu hiệu chung chung mà phải bằng chế tài cụ thể; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra lãng phí.