Rèn luyện tư duy phản biện trong kỷ nguyên 4.0

(ĐTTCO) - Theo một báo cáo được đưa ra bởi Digital Transformation, có 5 kỹ năng được xem là quan trọng nhất để chúng ta có thể thích nghi tốt với môi trường làm việc trong kỷ nguyên 4.0: tư duy hợp tác, tư duy phát triển, tư duy công nghệ, tư duy hiểu biết về dữ liệu, và cuối cùng là tư duy phản biện. Làm thế nào để huấn luyện não bộ của chúng ta trở nên sắc bén? 
Cuốn sách Rèn luyện tư duy phản biện của tác giả Albert Rutherford sẽ trả lời câu hỏi này.
Cuốn sách được viết ra với mục đích giúp người đọc xác định tính logic của các quan điểm, phân tích và đánh giá các lập luận, giải quyết vấn đề một cách hệ thống, nhận biết những sai lầm về nhận thức phổ biến, kỹ năng ra quyết định hiệu quả và nắm được nghệ thuật đặt câu hỏi.
Tác giả tập trung nghiên cứu cấu trúc não bộ, chúng bao gồm những lớp vỏ nào, với chức năng cụ thể là gì và cùng nhau hoạt động ra sao. Nhiều khi, não bộ của chúng ta tự thêu dệt màu sắc cho các ký ức của mình.
Đó là lý do vì sao có hiện tượng tam sao thất bản, cùng một câu chuyện gốc nhưng lại phát sinh rất nhiều dị bản. Rất có thể, những gì chúng ta thấy hay đinh ninh là sự thật là không phải là sự thật. Não bộ nhắc đi nhắc lại những sự kiện mà chúng ta tự hình dung ra nhiều đến mức chúng ta coi nó là sự thật. 
Rèn luyện tư duy phản biện trong kỷ nguyên 4.0 ảnh 1
Tác giả cũng giải thích các chiêu trò lôi kéo, dẫn dụ từ các nhà tiếp thị nhằm định hướng suy nghĩ người tiêu dùng. Não bộ của chúng ta đã bị lạc lối trong ma trận thông tin mà chúng ta không ý thức được. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua hàng ngàn quảng cáo đập vào mắt chúng ta mỗi ngày, trên các mạng xã hội, trên truyền hình hay ngay trên bức tường nhà chúng ta.
Nếu không tỉnh táo, không có tư duy đúng đắn thì chúng ta rất dễ bị lôi kéo bởi những chiêu trò này. Con người luôn có một nỗi sợ ngấm ngầm rằng mình đang làm sai, đang đi lệch quỹ đạo chung. Họ cũng lặng lẽ tin rằng có một nhóm thứ ba nào đó được hưởng lợi từ những sự kiện, biến cố mà họ tự gây ra để trục lợi. Đó chính là lý do mà người ta thường tin vào thuyết âm mưu. 
Cuốn sách cho độc giả biết việc thay đổi tình trạng nhận thức có thể khiến chúng ta ý thức được những phần khác nhau của não hoạt động như thế nào vào những thời điểm khác nhau.
Thí dụ, bạn không thể phác họa khi đang mơ. Ma túy và rượu cũng sản sinh ra tình trạng này. Đó là bởi chúng làm suy nhược vài phần nhất định của bộ não. Những đánh giá và kỹ năng xã hội của bạn sẽ suy giảm khi bạn say, nhưng bạn sẽ không thể lý giải tại sao. Những thay đổi này là vô thức, cũng như trong những thí nghiệm tách não.
Tuy nhiên, trí nhớ của chúng ta không giống những ổ cứng máy tính có thể truy cập dễ dàng: chúng có giới hạn nhất định. Giới hạn rõ ràng nhất mà bạn có thể nghĩ tới là khi bạn không thể nhớ được thứ gì đó nữa. Đây là khiếm khuyết duy nhất mà chúng ta có thể tự nhận ra, nhưng nó không phải là khiếm khuyết duy nhất.
Qua thời gian, những ký ức của chúng ta có thể sáp nhập lại thành một ký ức duy nhất, hoặc chúng có thể thay đổi. Điều này có nghĩa những ký ức của chúng ta không phải lúc nào cũng đáng tin, nhưng thú vị là, những cảm xúc mạnh mẽ có thể tạo ra những ký ức đáng nhớ.

Các tin khác