Rộng cửa tổ chức tài chính vi mô

Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với tổ chức tài chính vi mô (TCVM) được NHNN cấp phép thành lập trước ngày 1-1-2014. Theo đó, kể từ ngày 1-1- 2016, thuế suất thuế TNDN giảm từ 20% xuống 17%;  miễn thuế TNDN trong 2 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập từ hoạt động TCVM.

Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn áp dụng thí điểm chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với tổ chức tài chính vi mô (TCVM) được NHNN cấp phép thành lập trước ngày 1-1-2014. Theo đó, kể từ ngày 1-1- 2016, thuế suất thuế TNDN giảm từ 20% xuống 17%;  miễn thuế TNDN trong 2 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập từ hoạt động TCVM.

TCVM đáp ứng cho vay nhỏ

Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tổ chức TCVM là những tổ chức tín dụng quy mô nhỏ. Ở các nước, tổ chức TCVM thay cho dạng tín dụng nhỏ như vay ngày, vay tuần, vay tháng dành cho những tiểu thương, hộ gia đình, những người buôn bán nhỏ.

Bởi không phải đối tượng nào cũng có thể tiếp cận NHTM như các doanh nghiệp, đa phần những tiểu thương, người buôn bán nhỏ thường tiếp cận định chế vi mô này. Hiện nay, Việt Nam thiếu tổ chức này nên đã hình thành thị trường tín dụng phi chính thức ở bên ngoài (chợ đen, vay nóng). Thực ra, trong Luật Tổ chức tín dụng của Việt Nam có quy định cho định chế này, nhưng các tổ chức TCVM chưa phát triển.

Nếu có chỉ cho vay với cơ chế tín chấp và chủ yếu khách hàng là những người quen biết. Hoạt động cho vay tín chấp của họ cũng theo nhiều dạng, thí dụ một nhóm người đang kinh doanh, nhóm đó sẽ cử một người có tài sản đứng ra bảo lãnh để vay vốn. Trước đây, chúng ta có hợp tác xã tín dụng nhưng quy mô lớn, còn tổ chức TCVM có quy mô nhỏ hơn, giống như một loại DNNVV trong lĩnh vực tài chính.

Nhiều NH hiện nay hướng đến các khoản vay nhỏ cho người tiêu dùng sử dụng TCVM. Ảnh: LONG THANH

Nhiều NH hiện nay hướng đến các khoản vay nhỏ cho người tiêu dùng sử dụng TCVM.
Ảnh: LONG THANH 

Tổ chức TCVM khác NHTM là đối tượng của NHTM hoạt động rất rộng, còn tổ chức TCVM hạn chế trong lĩnh vực tín dụng đối với một số đối tượng, không thực hiện các dịch vụ ngoại hối cũng như các hoạt động khác như NHTM. Gần đây, một số NHTM cũng đi vào hoạt động bán lẻ, thực hiện vai trò của tín dụng vi mô kiểu TCVM như cho vay đối với những người buôn bán nhỏ, không tài sản thế chấp với nhiều khoản vay nhỏ, thậm chí chỉ 1 triệu đồng cũng được NH cho vay.

NHTM đi vào phân khúc này vì nhận thấy hoạt động cho vay nhỏ chia sẻ, giảm bớt rủi ro hơn là tập trung vào các hợp đồng lớn, rủi ro lớn. Nhất là thời gian gần đây, NHTM khó khăn về tín dụng, không có đầu ra đã nghĩ đến đối tượng nhỏ bơm vốn để vừa tăng tín dụng, vừa giảm rủi ro. Các NH nước ngoài cũng rất quan tâm đến phân khúc này. Xu hướng này rất lành mạnh nhưng phát triển như thế nào còn tùy theo từng NH.

Cần hỗ trợ tổ chức TCVM

Rộng cửa tổ chức tài chính vi mô ảnh 2TCVM thường lợi nhuận không lớn, NHTM vẫn cho vay với lãi suất bằng với lãi suất thị trường, nhưng chi phí để theo dõi các món nợ này cao do cho vay quá đông, NH phải có bộ phận theo dõi thu nợ, cho vay…. Các khoản vay được cho vay một lần nhưng được trả nhiều lần, trả hàng tháng nên cần phải được theo dõi, thu nợ nhiều lần cho đến khi thu hồi đủ vốn cho vay.
Rộng cửa tổ chức tài chính vi mô ảnh 3

TS. Trần Du Lịch

Theo TS. Lịch, các tổ chức này thuộc đối tượng DNNVV, việc giảm thuế TNDN cho họ là rất cần thiết, bởi mức ưu đãi hiện nay vẫn chưa tương xứng. Khi ưu đãi dành cho tổ chức này nhiều hơn sẽ khuyến khích các tổ chức TCVM tiếp cận và phục vụ nhóm đối tượng không thể tiếp cận tín dụng NHTM.

Trước đây chúng ta cũng đã có nhiều chủ trương hỗ trợ, phát triển các tổ chức TCVM, nhưng vấn đề là muốn làm phải có những bước phát triển dần. Hơn nữa, chúng ta đã có thời điểm “bể tín dụng” những năm trước, nhiều tổ chức tín dụng dạng TCVM bị bể nên có một giai đoạn bị hụt hẫng.

Như vậy, việc thúc đẩy các hoạt động của tổ chức TCVM sẽ kích được dòng vốn cho vay đối với người có thu nhập thấp. Bởi định chế này dần thu hẹp tình trạng cho vay nóng bên ngoài thị trường, giúp những người buôn bán nhỏ, những hộ gia đình đang cần khoản tiền ngắn hạn, nhất thời tiếp cận được vốn. Định chế này có tác dụng rất quan trọng trong thị trường tài chính, bởi đối tượng NHTM không hướng đến thì định chế vi mô này hướng đến để xử lý bài toán tín dụng.

Được biết, TCVM rất thành công ở Bangladesh và nhiều nước khác. Hiện Bangladesh là quốc gia có nhiều tổ chức TCVM lâu đời và lớn nhất thế giới như ASA Bangladesh, BRAC và NH Grameen. Trong đó, NH Grameen của GS. Mahamad Yunus hình thành dựa trên ý tưởng về các khoản tín dụng nhỏ dành cho người nghèo, đây là tổ chức TCVM lớn và có ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới, đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2006.

NH này giúp các khách hàng cá nhân được tiếp cận tín dụng tín chấp để có nguồn vốn  tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập khả thi, khoản vay được hoàn trả nhiều lần cho đến hết thời hạn vay, điều kiện vay tiếp theo phụ thuộc vào việc hoàn trả khoản vay đầu tiên. Từ đó, các đối tượng được vay vốn đã được cải thiện không chỉ về tài chính mà về cả các mặt sinh hoạt khác trong đời sống.

Các tin khác