Sắm Tết trong lo lắng

Vài năm trở lại đây, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Tết vẫn dịp để kích cầu tiêu dùng. Theo đó, các DN nỗ lực tung ra nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh, trong khi những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cố gắng tìm kiếm những sản phẩm độc đáo nhằm phục vụ tốt nhất cho người mua. Song hành với đó là vô vàn những chương trình khuyến mại, giảm giá. Từ các chuỗi điện máy, siêu thị đến cửa hàng quần áo… đâu đâu cũng thấy chương trình khuyến mại rầm rộ. Tất cả hướng đến mục tiêu để người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.
 

Chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, những kế hoạch mua sắm cho gia đình hoặc dành để cho, tặng, biếu như đã được người tiêu dùng định sẵn. Do Tết là mùa mua sắm lớn nhất trong năm, hầu hết DN, đơn vị kinh doanh đều chuẩn bị một lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp này.

Vài năm trở lại đây, dù kinh tế còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Tết vẫn dịp để kích cầu tiêu dùng. Theo đó, các DN nỗ lực tung ra nhiều sản phẩm mới, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh, trong khi những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cũng cố gắng tìm kiếm những sản phẩm độc đáo nhằm phục vụ tốt nhất cho người mua. Song hành với đó là vô vàn những chương trình khuyến mại, giảm giá. Từ các chuỗi điện máy, siêu thị đến cửa hàng quần áo… đâu đâu cũng thấy chương trình khuyến mại rầm rộ. Tất cả hướng đến mục tiêu để người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.

Tuy vậy, mỗi dịp Tết đến, xuân về người tiêu dùng cũng không khỏi lo lắng trước vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan. Thực ra vấn nạn này có thể gặp hàng ngày nhưng Tết chính là dịp để nó bùng phát mạnh mẽ. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến người mua mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của DN và các đơn vị làm ăn chân chính.

Cơ quan chức năng dù nỗ lực cũng chưa thể giải quyết tận gốc vấn nạn này vì lực lượng mỏng, các đối tượng vi pham ngày càng nhiều. Với những người dân sống ở khu vực thành thị, để yên tâm hơn khi mua sắm có thể đến các siêu thị, hoặc những đơn vị kinh doanh có uy tín lâu năm. Nhưng với người dân khu vực nông thôn, nơi chợ truyền thống, đại lý, cửa hàng còn phổ biến, nguy cơ gặp phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng rất lớn.

Đặc biệt những ngày gần đây dồn dập thông tin về các vụ triệt phá đường dây, ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, từ thiết bị điện tử, quần áo, cho tới thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng thực sự chán nản, bất an, khi quyền, lợi ích chính đáng, được ghi rõ trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực hơn 3 năm qua, vẫn chỉ được bảo vệ trên giấy.

Cho dù có ghi nhận những cố gắng lớn của các lực lượng chức năng trong việc phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng loạt câu hỏi, nỗi niềm của người tiêu dùng vẫn đang được đặt ra từ các vụ vi phạm được phát giác này. Thí dụ, vụ Công ty TNHH Romal, có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội hơn 7 năm qua nhập hàng điện tử từ Trung Quốc về, thay nhãn mác, “hô biến” thành sản phẩm xuất xứ châu Âu, đưa vào nhiều siêu thị trên toàn quốc tiêu thụ, câu hỏi lớn nhất đặt ra là: Vì sao hành vi gian lận này lại có thể kéo dài đến như vậy? Chẳng lẽ các DN, siêu thị kinh doanh cũng bị lừa? 

Hoặc với vụ thực phẩm chức năng rỏm được gắn mác Australia, Hoa Kỳ và cả nhãn mác của một số loại thực phẩm chức năng được cấp phép, có thương hiệu Việt lên tới hàng chục tấn vừa rồi, người tiêu dùng bàng hoàng, phẫn nộ, bởi được biết rằng đã hơn 1 năm nay, các đối tượng làm thực phẩm chức năng giả đã đưa rất nhiều sản phẩm ra thị trường, từ các chợ, cho tới những cửa hàng thuốc có tiếng tại Hà Nội.

Thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe, với giá đâu có rẻ, không phải chỉ người có tiền mới mua, thậm chí cả những người thu nhập thấp, với niềm tin vào tác dụng bồi bổ cơ thể, bảo vệ sức khỏe, dành dụm để mua cho mình, cho người thân, với phương châm có sức khỏe là có tất cả. Vậy nhưng ác thay, cái sản phẩm ấy lại bị làm giả. Thôi thì tiền mất, vì mua phải thứ không có tác dụng bồi bổ, bảo vệ sức khỏe đã đành. Giờ nghe thông tin cơ quan chức năng đang xét nghiệm xem các lô hàng giả ấy có độc tố hay không, người tiêu dùng mới thấy thật hãi hùng, hoang mang, lo lắng.

Câu hỏi chung đặt ra từ 2 vụ việc này: Liệu có phải công tác quản lý thị trường đã bị buông lỏng? Làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông thái, khi mà tới các địa chỉ tin cậy, là siêu thị, nhà thuốc lớn còn bị mua phải hàng giả? Trước những bất cập, những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng như vậy, một câu hỏi thật cũ đặt ra là “Ai bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng?” Hãy xem câu hỏi đó là một lời than thở. Bởi câu trả lời cũng đã rất rõ. Đó là trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan quản lý các lĩnh vực liên quan.

Các tin khác