Muốn kỳ vọng phải đánh cược
Mùa ĐHCĐ (thường rơi vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm) đã kết thúc, nhưng phải đến 30-6 này, ĐHCĐ của STB mới dự kiến được diễn ra. Nguyên nhân đến từ việc NH này chưa chuẩn bị kịp nhân sự HĐQT, ban kiểm soát và một số tài liệu. ĐHCĐ lần này của STB có tính chất cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho một giai đoạn tái cơ cấu sau khi sáp nhập NH Phương Nam.
Mùa ĐHCĐ (thường rơi vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm) đã kết thúc, nhưng phải đến 30-6 này, ĐHCĐ của STB mới dự kiến được diễn ra. Nguyên nhân đến từ việc NH này chưa chuẩn bị kịp nhân sự HĐQT, ban kiểm soát và một số tài liệu. ĐHCĐ lần này của STB có tính chất cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho một giai đoạn tái cơ cấu sau khi sáp nhập NH Phương Nam.
Mặc dù đề án tái cơ cấu của STB đã được NHNN phê duyệt, nhưng thực thi như thế nào và những ai sẽ cầm trịch vẫn còn cần thêm thời gian để sáng tỏ. Dù vậy, đây vẫn được cho là động lực quan trọng để thúc đẩy STB tăng giá trong thời gian vừa qua.
Ngày 5-6, STB công bố thay đổi danh sách ứng viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2017-2021, thì đến ngày hôm sau 6-6 STB tăng kịch trần từ 12.700 đồng/CP lên 13.550 đồng/CP. Nhìn lại diễn biến thị giá của STB 6 tháng qua sẽ thấy những giai đoạn có biến động mạnh nhất, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực và đều có liên quan đến những thông tin quan trọng. Vấn đề là kỳ vọng thuộc về tương lai, mà tương lai khó nói trước được một cách chắc chắn.
Thực ra, việc kỳ vọng vào STB có thể giải quyết những thách thức là có cơ sở. STB là một NH lớn cả về thương hiệu, quy mô và hiệu quả hoạt động trong khối NHTMCP và có lẽ không cần quá am hiểu về tài chính người ta cũng có thể chỉ ra sự khác biệt giữa STB trước và sau khi sáp nhập với NH Phương Nam như thế nào.
Ngày 5-6, STB công bố thay đổi danh sách ứng viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2017-2021, thì đến ngày hôm sau 6-6 STB tăng kịch trần từ 12.700 đồng/CP lên 13.550 đồng/CP. Nhìn lại diễn biến thị giá của STB 6 tháng qua sẽ thấy những giai đoạn có biến động mạnh nhất, theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực và đều có liên quan đến những thông tin quan trọng. Vấn đề là kỳ vọng thuộc về tương lai, mà tương lai khó nói trước được một cách chắc chắn.
Thực ra, việc kỳ vọng vào STB có thể giải quyết những thách thức là có cơ sở. STB là một NH lớn cả về thương hiệu, quy mô và hiệu quả hoạt động trong khối NHTMCP và có lẽ không cần quá am hiểu về tài chính người ta cũng có thể chỉ ra sự khác biệt giữa STB trước và sau khi sáp nhập với NH Phương Nam như thế nào.
Nói một cách công bằng, nhiều CP của doanh nghiệp với quy mô và tầm vóc nhỏ hơn STB rất nhiều, nhưng NĐT còn dám đặt cược vào khả năng phục hồi thì không có lý gì để rụt rè với blue chip của một thời (giai đoạn 2006-2007). Với mức giá 13.900 đồng/CP cùng 1.803 triệu CP đang lưu hành vốn hóa của STB hiện tại đạt hơn 25.000 tỷ đồng, đây là mức vốn hóa không thấp, nhưng cũng không cao đặt trong mặt bằng những CP lớn hiện nay.
Sức hút nhờ “tái cơ cấu”
Vào giai đoạn cuối năm 2016, khi STB tạo đáy và có một đợt hồi phục từ giá 8.000 đồng/CP lên 9.000 đồng/CP, cũng đã xuất hiện những kỳ vọng về khả năng “vươn cao, vươn xa” của CP này trong năm 2017. Nói đơn giản, kỳ vọng cũng dễ nhưng hành động mới khó. Nghĩa là cách đây nửa năm có nhiều NĐT nghĩ đến khả năng STB có thể phục hồi lại với giá 1.0 hoặc 1.2 hoặc hơn, nhưng chỉ có số rất ít NĐT có thể mua và giữ CP này đến bây giờ để hưởng suất sinh lời lên đến 75%.
Hồi giữa tháng 3, STB từ mức giá hơn 10.000 đồng/CP đã có một đợt sóng tăng lên 13.000 đồng/CP vào đầu tháng 4, nhưng sau đó lại có một đợt điều chỉnh về lại vùng giá hơn 10.000 đồng/CP. Đặt trong tình huống này, NĐT nào có lãi thì tranh thủ chốt, còn NĐT nào lỡ mua giá cao có thể cắt và chắc cũng hiếm NĐT có thể giữ tiếp CP để chờ tiệm cận lên mức 14.000 đồng/CP.
Do là CP có thanh khoản lớn, nên biến động của CP NH nói chung và STB nói riêng trong ngắn hạn sẽ không thể mạnh như các CP penny khác. Dù vậy, sở hữu số lượng CP tính bằng hàng trăm ngàn chỉ cần CP tăng giá khoảng 500 đồng/CP số tiền lãi thu về cũng có thể từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Nói vậy để nhấn mạnh việc STB có thể tăng giá đến 75% bất chấp các ý định mua-bán rồi lướt trong ngắn hạn cho thấy có một dòng tiền lớn sẵn sàng đặt cược, hoặc đặt niềm tin vào CP này.
Do là CP có thanh khoản lớn, nên biến động của CP NH nói chung và STB nói riêng trong ngắn hạn sẽ không thể mạnh như các CP penny khác. Dù vậy, sở hữu số lượng CP tính bằng hàng trăm ngàn chỉ cần CP tăng giá khoảng 500 đồng/CP số tiền lãi thu về cũng có thể từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Nói vậy để nhấn mạnh việc STB có thể tăng giá đến 75% bất chấp các ý định mua-bán rồi lướt trong ngắn hạn cho thấy có một dòng tiền lớn sẵn sàng đặt cược, hoặc đặt niềm tin vào CP này.
Nếu không lớn sẽ khó có chuyện sẵn sàng “hứng” hàng ở những thời điểm điều chỉnh mạnh và giá càng cao lại càng mua. Nói đơn cử như trong 10 phiên gần nhất phiên thanh khoản của STB đạt đỉnh là vào ngày 6-6, STB tăng kịch trần và KLGD đạt 13,5 triệu CP. Chắc chắn nhiều NĐT mua phiên này không chỉ với mục đích đầu cơ hay lướt sóng ngắn hạn, mà ở đó còn có kỳ vọng mua cao để rồi có thể bán với giá cao hơn.
Nói theo ngôn ngữ của dân CK, STB đang tạo ra sức hút nhờ “tái cơ cấu”. Tất nhiên khi đầu tư để thắng được ngoài khả năng, bản lĩnh, may mắn thì am hiểu thông tin chắc chắn là một lợi thế.
Nói theo ngôn ngữ của dân CK, STB đang tạo ra sức hút nhờ “tái cơ cấu”. Tất nhiên khi đầu tư để thắng được ngoài khả năng, bản lĩnh, may mắn thì am hiểu thông tin chắc chắn là một lợi thế.