Sức ép cải thiện hiệu quả khối CTCK

Trong cuộc họp giao ban mới đây tại một CTCK thuộc Top 10 về thị phần môi giới trên toàn thị trường, sức ép doanh thu bao trùm lên gương mặt, cử chỉ của các thành viên. Quý I/2015, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều không như kỳ vọng, nếu không muốn nói là đáng thất vọng.

Trong cuộc họp giao ban mới đây tại một CTCK thuộc Top 10 về thị phần môi giới trên toàn thị trường, sức ép doanh thu bao trùm lên gương mặt, cử chỉ của các thành viên. Quý I/2015, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều không như kỳ vọng, nếu không muốn nói là đáng thất vọng.

 

Tất cả đều nhận ra một phần trách nhiệm của mình trong kết quả kinh doanh đó: nếu như môi giới năng động hơn, nếu tự doanh tốt hơn, nếu bộ phận tư vấn nhận định chuẩn xác hơn, nếu khối IB hoạt động hiệu quả hơn, nếu bộ phận nhân sự thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bộ phận dịch vụ tài chính bắt kịp nhu cầu và kiểm soát rủi ro tốt hơn…

Rất nhiều chữ nếu được đưa ra. Kết thúc cuộc họp, nhiều lời hứa từ lãnh đạo các bộ phận được đưa ra, với hy vọng sẽ sớm tạo ra một sự thay đổi toàn diện, mở ra một chương mới trong hoạt động của công ty.

Câu chuyện kết quả kinh doanh không như kỳ vọng của CTCK nói trên không phải là cá biệt. Rất nhiều CTCK đã có bước thụt lùi về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, lợi nhuận quý I/2015 của Agriseco giảm hơn 93% so với quý I/2014. Tương tự, lợi nhuận quý đầu năm 2015 của SHS giảm 83,38, APECS giảm 85%, CTS giảm 35,28%, BSI giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

TTCK quý I/2015 diễn ra không mấy tích cực, theo nhiều NĐT, chủ yếu là do tác động của Thông tư 36/2015/TT-NHNN, cộng với đợt nghỉ lễ kéo dài khiến doanh thu môi giới, dịch vụ tài chính của các CTCK sụt giảm. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của một số CTCK Top dưới về môi giới, dịch vụ tài chính, tư vấn khiến cuộc cạnh tranh giữa các CTCK trở nên ngày một khốc liệt. Do đó, các CTCK bắt đầu đặt kỳ vọng cải thiện doanh thu môi giới, hiệu quả kinh doanh từ dịch vụ tài chính.

Tìm nguồn cho giao dịch ký quỹ (margin), nghiên cứu chính sách margin phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng cường dịch vụ môi giới, lôi kéo môi giới từ CTCK khác… đã và đang được hàng loạt CTCK thực hiện. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các CTCK cùng tham gia giành giật miếng bánh môi giới, với cùng một cách thức? Thực tế cho thấy, hầu hết CTCK thu hút khách hàng với lời mời: tỷ lệ cho vay cao, phí môi giới thấp.

Một số CTCK tiến đến bước xa hơn là thực hiện hoàn chỉnh hoạt động theo mô hình IB, từ việc tạo nguồn tiền vào doanh nghiệp để tái cấu trúc, đến việc hỗ trợ tăng vốn toàn diện, từ đó hưởng lợi từ hoạt động tự doanh và môi giới chính các mã cổ phiếu này. Thế nhưng, cuộc chơi đó không dành cho số đông các CTCK, nhất là trong bối cảnh nhân sự chất lượng cao tại các CTCK vẫn còn hạn chế.

Chấp nhận đánh đổi an toàn tài chính để lấy thị phần có lẽ không phải là lựa chọn của các CTCK, bởi bài học năm 2009 - 2010 đã khiến các công ty thấm thía. Thế nhưng, việc nhiều CTCK chấp nhận cạnh tranh thuần trên cơ sở dịch vụ tài chính cho NĐT, thì biết đâu… Vì thế, vấn đề đa số CTCK quan tâm hiện nay vẫn là khi nào thị trường tăng điểm bền vững. Bởi khi cuộc tranh giành thị phần đã vào hồi khó khăn, thì “cứu cánh” duy nhất nằm ở việc làm to “cái bánh”.

Các tin khác