Tái cấu trúc để phát triển bền vững

(ĐTTCO) - Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, PVcomBank bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã tập trung vào việc tái cấu trúc ngân hàng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo đề án hợp nhất PVFC (Tổng công ty Tài chính Dầu khí) và WTB (Ngân hàng Phương Tây). Đây là tiền đề quan trọng tạo dựng nền tảng vững chắc đưa ngân hàng vững bước vào giai đoạn II - tăng dần tốc độ phát triển để đạt được các mục tiêu chiến lược.

(ĐTTCO) - Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, PVcomBank bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, ngân hàng đã tập trung vào việc tái cấu trúc ngân hàng, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo đề án hợp nhất PVFC (Tổng công ty Tài chính Dầu khí) và WTB (Ngân hàng Phương Tây). Đây là tiền đề quan trọng tạo dựng nền tảng vững chắc đưa ngân hàng vững bước vào giai đoạn II - tăng dần tốc độ phát triển để đạt được các mục tiêu chiến lược.

Ưu tiên ổn định

Theo lãnh đạo PVcomBank, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý, ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận cả về mục tiêu tái cấu trúc và mục tiêu tài chính. Cuối năm 2013, PVcomBank đã cùng làm việc với đơn vị tư vấn ngân hàng hàng đầu của Hoa Kỳ (BCG) để xác định chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn của ngân hàng với mục tiêu trở thành 1 trong 7 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về quy mô tài sản vào năm 2020.

 Hình ảnh PVcomBank xuất hiện trên Boarding Pass của Vietnam Airlines nhằm tăng cường sự hiện diện thương hiệu.

 Hình ảnh PVcomBank xuất hiện trên Boarding Pass của Vietnam Airlines
nhằm tăng cường sự hiện diện thương hiệu.

Theo đó, PVcomBank cần triển khai 102 sáng kiến chiến lược nhằm xây dựng và nâng cao năng lực của ngân hàng, tiến tới tăng trưởng bền vững. Trong đó, 49 sáng kiến chiến lược đã được triển khai thành công và đem lại những kết quả ban đầu: xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức theo quy chuẩn của ngân hàng hiện đại từ hội sở đến các chi nhánh; phân công lại chức năng nhiệm vụ, phân bổ nguồn lực hợp lý, xây dựng chính sách tiền lương mới đảm bảo tính công bằng; tiến hành các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hệ thống Corebanking, hệ thống quản lý giao dịch thẻ và phát triển mạng lưới ATM, hệ thống giao dịch ngân hàng điện tử...

Trong xử lý nợ xấu, PVcomBank được đánh giá là một trong những hoạt động nổi bật của ngân hàng trong năm 2015 với tổng doanh thu đạt 1.795,2 tỷ đồng. Thành tựu này là kết quả của việc thay đổi tư duy và phương pháp làm việc, thông qua cải tiến quy trình sát với thực tế, thay đổi cơ cấu tổ chức, nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khối xử lý nợ.

Sau 2 năm hợp nhất, gần 100% điểm giao dịch của PVcomBank đã được cải tạo nội thất và biển hiệu theo bộ nhận diện thương hiệu mới. Công tác truyền thông – thương hiệu được quan tâm đúng mức. Năm 2015, PVcomBank nằm trong trong nhóm 10 tổ chức tín dụng về uy tín truyền thông do Vietnam Report công bố.

Xử lý triệt để các tồn tại và tái cấu trúc

Trong giai đoạn 2 của đề án tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt. Các mục tiêu tại đề án đã bao gồm những mục tiêu chiến lược do BCG tư vấn, nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR > 9%), tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động của ngân hàng.

Theo lãnh đạo PVcomBank, trong giai đoạn này, ngân hàng sẽ tập trung nguồn lực để xử lý triệt để các tồn tại và tái cấu trúc toàn diện danh mục tài sản, đảm bảo ngân hàng có kết cấu tài sản an toàn bền vững. Bên cạnh đó, PVcomBank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phát triển mạng lưới, tăng trưởng quy mô, đồng thời kiểm soát rủi ro nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của ngân hàng.

Để hoàn thành tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020, PVcomBank đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ, các bộ ngành thông qua việc cho phép ngân hàng được kéo dài thời hạn của trái phiếu đặc biệt là 5 năm như hiện nay thành 10 năm đối với toàn bộ danh mục trái phiếu VAMC (Công ty Quản lý tài sản); trích lập dự phòng trái phiếu căn cứ theo kết quả kinh doanh tại từng thời điểm; được sử dụng trái phiếu VAMC để tái cấp vốn tại NHNN với giá trị đến 80% mệnh giá trái phiếu khi PVcomBank có nhu cầu nguồn vốn; PVN và các đơn vị thành viên của PVN hỗ trợ tối đa cho PVcombank về thanh khoản, thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại PVcomBank với mức lãi suất ưu đãi...

Song song với việc tái cơ cấu, PVcomBank cũng đã đề ra hàng loạt mục tiêu tăng trưởng về quy mô và tổng tài sản tối thiểu theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 và hướng tới mục tiêu theo tư vấn chiến lược BCG về quy mô và tổng tài sản. Đó là tổng tài sản từ gần 129.000 tỷ đồng năm 2016 lên gần 155.000 tỷ đồng năm 2020; tương ứng giai đoạn này từ 135 chi nhánh/phòng giao dịch lên con số 200; từ gần 160 mạng lưới ATM lên 450-500; phát triển mạng lưới các kênh bán phục vụ khách hàng ưu tiên trong và ngoài PVN.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, PVcomBank sẽ phát triển các kênh thay thế bằng việc nâng cấp quy mô chi nhánh/phòng giao dịch thông qua việc bổ sung thêm các tính năng, dịch vụ hiện đại, nhằm gia tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng giàu có và trung lưu, tận dụng các đối tác kinh doanh thông qua kênh đối tác phi ngân hàng để phát triển các điểm giới thiệu và marketing sản phẩm, dịch vụ lưu động có chi phí thấp; triển khai và hoàn thiện các tính năng mới cho các kênh bán Digital Marketing với những sản phẩm tiện lợi hướng tới khách hàng... 

Ngày 30-6, PVcomBank sẽ tiến hành họp đại hội cổ đông năm 2016. Theo kế hoạch, năm 2016, PVcomBank sẽ tập trung nguồn lực xử lý các tồn tại và tái cấu trúc toàn diện danh mục tài sản, đảm bảo ngân hàng có kết cấu tài sản an toàn; đẩy mạnh kinh doanh, tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn hiệu quả; chủ động kiểm soát rủi ro; đảm bảo hiệu quả kinh doanh trong việc phát triển mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch... Theo kế hoạch, năm 2016, ngân hàng duy trì vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, doanh thu 5.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 65 tỷ đồng.

Các tin khác