6 năm sau khi độc lập, đảo quốc Sư tử đã trở thành thị trường quan trọng thứ ba châu Á cho ngành kinh doanh đồng hồ của Thụy Sĩ, chỉ sau Hồng Kông và Nhật Bản. Thụy Sĩ chọn Singapore làm cơ sở đầu tiên tại châu Á để đặt nhà máy sản xuất phụ kiện đồng hồ. Ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ cũng thiết lập trung tâm kỹ thuật và dịch vụ tại Singapore để phục vụ cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Trong bài phát biểu, ông Lý cho biết vai trò của Singapore như đầu mối thu mua nguyên vật liệu trong khu vực và trung tâm phân phối các sản phẩm được sản xuất từ phương Tây hay Nhật Bản đã thay đổi đáng kể. Singapore đang trở thành trung tâm lắp ráp và sản xuất hàng hóa và việc cải thiện và phát triển hơn các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tàu biển, hàng không và viễn thông sẽ hỗ trợ vai trò mới này. Ông nói: “Chúng tôi khuyến khích phát triển Singapore thành trung tâm tài chính. Chúng tôi đã cung cấp nơi trú ngụ cho Thị trường đồng đô la châu Á (Asian Dollar Market). Chúng tôi cũng có thị trường vàng sôi động”.
Không ngần ngại tiết lộ tham vọng của Singapore là nắm giữ vai trò quan trọng ở Đông Nam Á tương tự vị thế của Thụy Sĩ với châu Âu trong thị trường tiền tệ và vàng, ông Lý nói tiếp: “Chúng tôi là quốc gia bé nhỏ với dân số 2,1 triệu người. Chúng tôi chẳng có mấy tài nguyên thiên nhiên nên không có lựa chọn nào khác là phải tự tổ chức một cách có kỷ luật. Người dân chúng tôi hiểu rằng tiêu chuẩn sống của họ tùy thuộc vào trình độ học vấn và năng suất lao động của mình. Họ cũng biết bất kỳ sự thất vọng nào trong thương mại quốc tế thông qua các đối ứng tiền tệ chưa được thanh toán và phụ phí nhập khẩu từ Mỹ sẽ ảnh hưởng đến họ, vì khoảng 31% GNP của Singapore được tạo ra từ ngoại thương”.
Xung quanh là biển, nằm ở trung tâm của những quần đảo trong khu vực Đông Nam Á nối liền Đông - Tây, Singapore là cảng biển bận rộn thứ tư trên thế giới về số lượng tàu bè vào ra. Singapore cũng là trung tâm lọc dầu, đóng và sửa chữa tàu biển lớn nhất giữa châu Âu và Nhật Bản. Ngoài vị thế quan trọng đó, Singapore còn tận dụng cơ hội từ thị trường Đông Nam Á tăng trưởng mạnh mẽ với dân số 250 triệu người. Các công ty đặt trụ sở tại Singapore có thể xuất khẩu thuận lợi sang Nhật Bản và các nước khác trong khu vực. Các doanh nghiệp Thụy Sĩ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất máy móc, công cụ chính xác và quang học, hóa chất và dược phẩm có thể sử dụng Singapore như một cơ sở sản xuất ổn định của họ ở hải ngoại. Theo ông Lý, thay vì phải nhập khẩu lao động nước ngoài, người Thụy Sĩ có thể xem xét việc xuất khẩu các nhà máy của họ sang những địa điểm như Singapore, nơi có điều kiện chính trị ổn định, nhân công có kỷ luật và siêng năng làm việc và cơ sở hạ tầng kinh tế tương đối vững vàng.
2. Lời đề nghị của Lý Quang Diệu với các nhà đầu tư Thụy Sĩ trong buổi chiêu đãi nói trên của UBS đã được lắng nghe và những ý tưởng và mong muốn của ông đã biến thành hiện thực. Giờ đây, đảo quốc Sư tử đã trở thành trung tâm tài chính quốc tế uy tín, không chỉ phục vụ cho riêng Singapore, còn cho cả kinh tế các nước trong khu vực. Từ những khởi đầu khiêm tốn, lĩnh vực tài chính đã phát triển để trở thành một bộ phận trọng yếu của kinh tế Singapore. Tầm quan trọng của khu vực tài chính được thể hiện qua sự có mặt của các định chế tài chính tầm cỡ quốc tế, quy mô của thị trường đồng đô la châu Á, sự đa dạng và nhộn nhịp của các hoạt động tài chính.
2. Lời đề nghị của Lý Quang Diệu với các nhà đầu tư Thụy Sĩ trong buổi chiêu đãi nói trên của UBS đã được lắng nghe và những ý tưởng và mong muốn của ông đã biến thành hiện thực. Giờ đây, đảo quốc Sư tử đã trở thành trung tâm tài chính quốc tế uy tín, không chỉ phục vụ cho riêng Singapore, còn cho cả kinh tế các nước trong khu vực. Từ những khởi đầu khiêm tốn, lĩnh vực tài chính đã phát triển để trở thành một bộ phận trọng yếu của kinh tế Singapore. Tầm quan trọng của khu vực tài chính được thể hiện qua sự có mặt của các định chế tài chính tầm cỡ quốc tế, quy mô của thị trường đồng đô la châu Á, sự đa dạng và nhộn nhịp của các hoạt động tài chính.
Để có được thành tựu đó, phải kể đến tầm nhìn và ý chí của các nhà lãnh đạo Singapore mà ông Lý là đại diện, cùng với việc phác thảo chiến lược phát triển đảo quốc Sư tử thành trung tâm tài chính, bao gồm những biện pháp liên quan đến luật pháp, thuế và hành chính. Biện pháp đầu tiên được đưa ra vào năm 1968, khi các ngân hàng được phép thiết lập những đơn vị sổ sách riêng biệt gọi là Asian Currency Units (ACU - tạm dịch là Đơn vị tiền tệ châu Á) để chấp nhận các khoản tiền gửi không phải bằng đồng đô la Singapore (SGD). Thu nhập lãi từ các khoản tiền gửi này của người không cư trú không bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Sự ra đời của các ACU đã mở đường cho việc hình thành thị trường đô-la châu Á.
Chính phủ Singapore còn đưa ra chính sách cởi mở, cho phép ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng có ý muốn tập trung vào các hoạt động tài chính hải ngoại. Các điều kiện nhập cảnh và di trú cho chuyên gia nước ngoài vào làm việc ở Singapore cũng được nới lỏng đáng kể. Các biện pháp khác nhằm thúc đẩy các hoạt động của thị trường tài chính cũng tiếp tục được áp dụng trong thập niên 70 và 80. Các ACU được miễn trừ khỏi các quy định về thanh khoản trong năm 1972 và thuế trên lợi nhuận cũng được giảm 10% vào năm 1973.
Để phát triển thị trường ngoại hối, hệ thống niêm yết tỷ giá theo liên kết giữa các ngân hàng đã bị bãi bỏ vào năm 1972. Cùng với việc thả nổi đồng SGD vào năm 1973, đã tạo động lực cho sự tham gia và cạnh tranh lớn hơn trên thị trường ngoại hối. Cũng trong năm 1973, các giao dịch trên thị trường vàng được tự do hóa.
Người cư trú và người không cư trú được phép tham gia thoải mái vào thị trường và lệ phí nhập vàng cũng được gỡ bỏ. Các giao dịch vàng tương lai (gold futures) xuất hiện vào năm 1978 với sự ra đời của Sở Giao dịch Vàng Singapore (GES). Nhằm khuyến khích hoạt động của người không cư trú, thuế trên lợi nhuận thu từ giao dịch vàng hải ngoại được giảm 10% vào năm 1980.
Các ưu đãi về thuế tương tự cũng được dành cho các giao dịch trên thị trường bảo hiểm, chứng khoán, đồng tài trợ. Ở mức độ chiến lược hơn, chương trình OHQ có hiệu lực từ năm 1986 khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có các định chế tài chính quốc tế đặt tổng hành dinh khu vực tại Singapore. Chính phủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ khu vực tài chính như viễn thông, vận tải, pháp lý, kế toán…
3. Những tiến bộ về kỹ thuật, vi tính và công nghệ viễn thông và sự tự do hóa của các thị trường tài chính đã làm các trung tâm tài chính trong khu vực nhộn nhịp hơn trong các thập niên qua. Thị trường tài chính ngày càng đa dạng hơn với các nghiệp vụ và sản phẩm vượt ra khỏi các ranh giới truyền thống. Các ngân hàng đã tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán, lấn vào sân chơi bảo hiểm. Các định chế tài chính và nhà đầu tư cá nhân có nhiều sự lựa chọn hơn và các nguồn vốn cho vay cũng dồi dào với lãi suất ưu đãi…
3. Những tiến bộ về kỹ thuật, vi tính và công nghệ viễn thông và sự tự do hóa của các thị trường tài chính đã làm các trung tâm tài chính trong khu vực nhộn nhịp hơn trong các thập niên qua. Thị trường tài chính ngày càng đa dạng hơn với các nghiệp vụ và sản phẩm vượt ra khỏi các ranh giới truyền thống. Các ngân hàng đã tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán, lấn vào sân chơi bảo hiểm. Các định chế tài chính và nhà đầu tư cá nhân có nhiều sự lựa chọn hơn và các nguồn vốn cho vay cũng dồi dào với lãi suất ưu đãi…
Tất cả điều này có ý nghĩa rất lớn đối với vị thế cạnh tranh của Singapore. Nhưng cơ sở hạ tầng về môi trường pháp lý, ổn định chính trị, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cùng với chính sách thu hút người tài đến làm việc và tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính luôn là những thế mạnh không phải quốc gia nào cũng có được. Những chính sách theo tín hiệu thị trường của chính phủ luôn tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều quan trọng hơn, niềm tin của người dân Singapore đối với bộ máy công quyền trong sạch, không tham nhũng và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Singapore, ngày 30-10-2019
Singapore, ngày 30-10-2019