“HÔN NHÂN” GIỮA PVFC VÀ WESTERNBANK

Tận dụng lợi thế đầu tư và bán lẻ?

Đề án hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) vừa chính thức được thông qua. Như vậy, đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc “hôn nhân” giữa một công ty tài chính với ngân hàng và là kết quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được triển khai. Cơ hội có nhiều nhưng những thách thức cho cuộc “hôn nhân” này cũng không phải ít.

Đề án hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) vừa chính thức được thông qua. Như vậy, đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc “hôn nhân” giữa một công ty tài chính với ngân hàng và là kết quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang được triển khai. Cơ hội có nhiều nhưng những thách thức cho cuộc “hôn nhân” này cũng không phải ít.

Sự thay đổi cần thiết cho cả hai

Như ĐTTC đã từng có bài chủ điểm đề cập đến việc “Công ty tài chính: Tái cơ cấu để tồn tại”. Với PVFC, việc chuyển đổi mô hình gần như là con đường bắt buộc, bởi quy mô hoạt động của PVFC đã quá lớn để giữ nguyên mô hình hiện tại (PVFC đang có số vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 93.000 tỷ đồng, tương đương với quy mô một ngân hàng thương mại lớn).

Việc tái cơ cấu theo hướng hợp nhất với một ngân hàng sẽ mang lại một lợi ích kép: đúng chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính để bảo đảm đến năm 2015 có một hệ thống ngân hàng lành mạnh; sau khi chuyển thành ngân hàng, việc thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại PVFC theo yêu cầu của Chính phủ sẽ thuận lợi hơn.

Đối với WesternBank, đã một thời gian dài việc tái cấu trúc ngân hàng này trở thành bắt buộc để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, dù ngân hàng này không thuộc nhóm hiệu quả nhưng lành mạnh, song ngân hàng vẫn cần một nguồn lực về tài chính và quản trị lớn hơn để củng cố tiềm lực.

Sau khi hợp nhất, vấn đề được đặt ra là tổ chức mới sẽ tận dụng gì từ lợi thế của 2 bên cũng như sẽ gặp những khó khăn, thách thức gì? Đầu tiên, xét về quy mô, PVFC có tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống các công ty tài chính và thuộc top 12 trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Với quy mô như vậy cho phép PVFC là trụ cột của ngân hàng sau hợp nhất, đồng thời thực hiện quá trình hợp nhất và tái cơ cấu hiệu quả. Quy mô lớn cũng giúp ngân hàng hợp nhất có điều kiện để tập trung cho vay và đầu tư các dự án có quy mô lớn.

Về lợi thế, có thể thấy, bên cạnh một số tổ chức tín dụng thương mại nhà nước, có truyền thống trong hoạt động cho vay đầu tư dài hạn, PVFC là một trong số ít có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, cho vay dài hạn và thẩm định dự án, nhất là các dự án trong lĩnh vực năng lượng.

Các kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sẽ giúp ngân hàng sau hợp nhất có một chiến lược hoạt động rõ ràng về mảng ngân hàng đầu tư, vừa là thế mạnh của PVFC hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn kinh tế sau khủng hoảng là tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, đầu tư chiều sâu cho các ngành kinh tế trọng điểm như năng lượng, khai thác khoáng sản, tàu biển và khai thác cảng...

Với WesternBank, tuy không phải là ngân hàng có thương hiệu nhưng có mạng lưới chi nhánh phát triển tạm ổn trên thị trường, nhất là thị trường phía Nam (hiện có trên 10 chi nhánh và gần 70 phòng giao dịch trên toàn quốc); có chỗ đứng nhất định trên thị trường liên quan đến các hoạt động huy động vốn tại các trung tâm đô thị ở phía Nam…

Thách thức trong lợi thế

Tuy nhiên, với trụ cột là PVFC, ngân hàng sau chuyển đổi cũng gặp một số thách thức. Do phạm vi hoạt động của công ty tài chính trước đây hạn hẹp (bị hạn chế nhiều trong các hoạt động huy động nguồn vốn và thực hiện các hoạt động thanh toán); bị hạn chế trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng cho khách hàng; không có kinh nghiệm bán lẻ và chưa có kinh nghiệm quản lý và kinh doanh theo số đông.

Mặt khác, ngân hàng sau hợp nhất cũng sẽ đối mặt với thách thức là nguy cơ bị tụt hậu bởi với tính chất hoạt động như hiện nay, rất khó để ngân hàng sau hợp nhất có những bước đột phá trong thời gian tới.

Hoạt động Ngân hàng Phương Tây sẽ được nâng cấp khi có PVFC.

Hoạt động Ngân hàng Phương Tây sẽ được nâng cấp khi có PVFC. 

Nguyên nhân chủ yếu là PVFC bị hạn chế trong việc huy động vốn, trong khi đặc điểm của hệ thống tổ chức tín dụng rất khó huy động được nguồn vốn trung và dài hạn. Vì thế, PVFC phải có chiến lược tái cơ cấu và thay đổi mạnh mẽ nếu không sẽ bị tụt lại so với các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, đó còn là sự thử thách trong việc phát triển mảng bán lẻ nhằm tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế và dân cư. Bởi đây cũng là một mảng chiến lược của rất nhiều tổ chức tín dụng khác.

Với WesternBank, ngân hàng này cũng đang phải đối mặt với những điểm yếu chưa dễ dàng khắc phục được sớm, đó là tiềm lực tài chính còn hạn chế; sản phẩm chưa phong phú; chiến lược kinh doanh dài hạn không rõ nét…

Xét một cách lâu dài, việc hợp nhất sẽ tạo ra một định chế tài chính vững mạnh bao gồm: vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh, thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 40.000 khách hàng; có các công ty con (công ty chứng khoán, công ty quản lý tài sản, công ty quản lý quỹ); có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng…

Ngân hàng mới hình thành sau hợp nhất sẽ kế thừa những thế mạnh của 2 tổ chức chuyên về mảng ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán lẻ; ngân hàng sau hợp nhất có cơ hội thực hiện đầy đủ các giao dịch (huy động vốn, dịch vụ thanh toán, phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ...).

Đặc biệt, ngân hàng sau hợp nhất có tiềm năng lớn trong việc huy động các nguồn vốn từ nền kinh tế để tài trợ các hoạt động phát triển năng lượng, đây là nhu cầu rất lớn, rất quan trọng và là nền tảng cho việc phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2020 mà PVFC đang có thế mạnh.

Các tin khác