Tăng lực doanh nghiệp nội

(ĐTTCO) - Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quan trọng, thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới. 2017 bước vào năm thứ hai trong kế hoạch 5 năm (2016-2020), tuy có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2016 nhưng Việt Nam lại đang và sẽ đối mặt với nhiều khó khăn mới, biến cố mới. Tuy nhiên, chúng ta đang làm khá tốt việc cải thiện môi trường đầu tư bằng một nền kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định, làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là điều có thể khẳng định và dự báo trước.

(ĐTTCO) - Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quan trọng, thời kỳ hội nhập sâu rộng với thế giới. 2017 bước vào năm thứ hai trong kế hoạch 5 năm (2016-2020), tuy có nhiều thuận lợi hơn so với năm 2016 nhưng Việt Nam lại đang và sẽ đối mặt với nhiều khó khăn mới, biến cố mới. Tuy nhiên, chúng ta đang làm khá tốt việc cải thiện môi trường đầu tư bằng một nền kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định, làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là điều có thể khẳng định và dự báo trước.

Tạo thêm động lực cho DN nhỏ 

TP sẽ tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho DN, xem đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ doanh nhân. Các cấp chính quyền cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ công chức có thái độ làm việc theo hướng hỗ trợ và phục vụ DN; phải thực sự đồng hành với những khó khăn, trăn trở của DN, của nhà đầu tư, để từ đó có giải pháp tháo gỡ, giải quyết, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của DN, doanh nhân.

Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM

Đã đến lúc Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập, bên cạnh đó tăng chất lượng nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng cường tính cạnh tranh cho DN trong nước. Bởi sự hoàn thiện về thể chế cũng như chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập”, đã góp phần thúc đẩy Việt Nam đi vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đặc biệt, quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực. Vị thế kinh tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.

 Tuy nhiên, phải thừa nhận dù đang có những con số lạc quan như mức phục hồi tăng trưởng ổn định, lạm phát duy trì thấp… nhưng sự phục hồi này nhờ sự đóng góp rất lớn của khối FDI trong chỉ tiêu mức tăng trưởng giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao. Do vậy chúng ta cần thay đổi chính sách đầu tư, vì lợi ích sẽ dành phần lớn cho khu vực FDI thụ hưởng. Thực tế cho thấy, các DN Việt Nam đang ngày một nhỏ đi cả về quy mô lẫn ảnh hưởng. Số liệu thống kê về DN đóng cửa ngày một tăng lên đang làm cho nhiều người lo ngại về mức cạnh tranh và đó là dấu hiệu không tốt. Tuy vậy, những DN nhỏ và vừa cũng có thể làm nên chuyện, vì trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, các ý tưởng đột phá đều có thể bắt đầu từ những DN công nghệ cỡ nhỏ, có khi chỉ vài con người nhưng có thể nghĩ ra cách làm đột phá trên thị trường công nghệ - nơi người ta cạnh tranh với nhau bằng ý tưởng mới.

Thời gian qua, những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… đã tạo động lực mạnh mẽ cho các địa phương và cộng đồng DN trong hoạt động thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Những xung lực tạo nên từ kết quả khả quan của các chỉ số kinh tế đã đạt được trong năm qua, cũng như liên tục các cơ hội được mở ra từ các hiệp định thương mại vừa đàm phán và ký kết thành công… đã tạo nên phong trào quốc gia khởi nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân. Điều này hứa hẹn sẽ tạo ra những làn sóng mới, đột phá mới trong hoạt động đầu tư kinh doanh của DN Việt tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Công bằng các loại hình DN

Rõ ràng nên xem lại việc ưu đãi đối với các DN FDI so với DN nội. Ưu ái nhiều nhất, tốt nhất thuộc về DN FDI, sau đó đến DN nhà nước và cuối cùng mới đến sự hỗ trợ ít ỏi cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là DN nhỏ và vừa. Chẳng hạn DN FDI đầu tư vào bán lẻ được hỗ trợ nhanh chóng các địa điểm tốt để kinh doanh, miễn thuế thu nhập DN, hay giảm 50% trong 2 năm đầu, trong khi DN nội không được những ưu ái đó. Có DN FDI báo lỗ hàng chục năm không có thuế thu nhập DN nhưng không hoặc rất ít bị kiểm tra xử lý, cho đến khi có kiến nghị của các hiệp hội và các chuyên gia kinh tế thương mại mới tập trung kiểm tra và truy thu thuế, sai phạm chuyển giá (như trường hợp của Metro Cash & Carry). Trong khi đó, DN bán lẻ nội làm ăn nghiêm túc nhưng nộp chậm một chút sẽ bị nhắc ngay.

DN tư nhân cần phải dũng cảm cạnh tranh bằng nỗ lực sáng tạo của mình. Ảnh: LONG THANH

DN tư nhân cần phải dũng cảm cạnh tranh
bằng nỗ lực sáng tạo của mình. Ảnh: LONG THANH

Thực tế cũng có nhiều DN Việt được ưu đãi không kém DN FDI nhưng lại vẫn kinh doanh thua lỗ, đó thực sự là nghịch lý. Chính là sức ì của các DN trong nước, cạnh tranh trên sân nhà còn chưa xong, sao vươn ra được thế giới. Hội nhập là cách duy nhất để tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, các DN Việt Nam vốn dĩ yếu và thiếu về vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị, phải cạnh tranh rất quyết liệt với các DN nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến. Do vậy cần phải dũng cảm cạnh tranh bằng nỗ lực sáng tạo của mình, đồng thời Nhà nước và Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ DN, nhất là DN tư nhân lớn để họ phát triển, tạo mũi nhọn dẫn dắt nền kinh tế đất nước phát triển.

Những tín hiệu khả quan của nền kinh tế, cũng như các cơ hội và thách thức luôn là những yếu tố biến thiên phức tạp và khó lường. Do đó, bên cạnh hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn cũng như quản trị DN, các DN cần phải liên tục cập nhật thông tin, nắm bắt các cơ chế, chính sách, quy định… của Nhà nước, cũng như các điều khoản và lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do có liên quan.

Năm 2017, kinh tế nước ta vẫn tiếp tục trên đà phục hồi, vì Việt Nam vẫn là mảnh đất lành với nhiều DN nước ngoài. Tuy vậy, tốc độ phục hồi của khu vực nội địa vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi nói đến nền kinh tế phục hồi cần nhấn mạnh ai làm cho nền kinh tế phục hồi và ai được lợi từ sự phục hồi này. Nếu phần phục hồi và tăng trưởng đến từ đóng góp lớn từ khu vực DN FDI thì sự phục hồi này không nhiều ý nghĩa. Ngoài việc tính GDP nên tính cả GNI (tổng thu nhập quốc gia), tức mức tăng trưởng thực mà nền kinh tế có được sau khi trừ đi phần vốn các DN FDI được hưởng và đã gửi về nước để có cái nhìn trung thực, tránh sự tăng trưởng ảo tưởng.

Việt Nam cũng thể hiện sự coi trọng với khởi nghiệp, đề cao tinh thần, ý tưởng sáng tạo. Hệ thống tài chính cũng cởi mở hơn với khởi nghiệp, sẵn sàng tạo cơ hội cho người mới bắt đầu. Đó là cơ sở để tin các DN trong nước có thể tạo sức bật cho nền kinh tế. 

Các tin khác