Vẫn thuộc Bộ Tài chính
Trước đó, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) góp ý về Luật Chứng khoán, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc xác lập Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan độc lập, thuộc Chính phủ là cần thiết, đã đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, làm rõ vị trí, vai trò, mô hình tổ chức của UBCKNN để tăng cường hiệu quả quản lý, tăng tính độc lập, trách nhiệm của UBCKNN. Đa số thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí tăng thẩm quyền cho UBCKNN, đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ, nhưng vẫn trực thuộc Bộ Tài chính như Chính phủ trình.
Trước đó, tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) góp ý về Luật Chứng khoán, Ủy ban Kinh tế cho rằng việc xác lập Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan độc lập, thuộc Chính phủ là cần thiết, đã đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, làm rõ vị trí, vai trò, mô hình tổ chức của UBCKNN để tăng cường hiệu quả quản lý, tăng tính độc lập, trách nhiệm của UBCKNN. Đa số thành viên UBTVQH cơ bản nhất trí tăng thẩm quyền cho UBCKNN, đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ, nhưng vẫn trực thuộc Bộ Tài chính như Chính phủ trình.
Bổ sung thêm thẩm quyền cho UBCKNN để đáp ứng và thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam là thành viên, đặc biệt các nguyên tắc của IOSCO. |
Ảnh minh họa: LONG THANH
Tuy nhiên một số hạn chế, vướng mắc hiện nay về thẩm quyền, cơ chế và năng lực điều hành thị trường của UBCKNN. Do vậy có thể xử lý, khắc phục thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán theo hướng trao thêm một số thẩm quyền cho UBCKNN để củng cố, tăng cường tính độc lập, chủ động trong quản lý, điều hành thị trường, phù hợp với các nguyên tắc của IOSCO, như bảo đảm thẩm quyền quản lý, giám sát toàn diện đối với hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; bảo đảm thẩm quyền tiếp cận thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra… Tăng quyền yêu cầu cung cấp thông tin Theo tờ trình của Chính phủ, bản chất của hành vi thao túng giá và giao dịch nội gián là sự cấu kết, thông đồng giữa các đối tượng, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Vì thế, việc giám sát, phát hiện, kiểm tra và chứng minh hành vi vi phạm cần phải làm rõ thông qua việc thu thập thông tin trao đổi điện thoại, điện tín, email giữa các đối tượng và việc chuyển tiền giữa các đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, quy định hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh trong thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với các hành vi bị cấm như thao túng, nội gián. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu này, UBCKNN chỉ có thể thực hiện quyền yêu cầu đối tượng nghi vấn cung cấp thông tin, tài liệu. Nhưng không có các quyền yêu cầu buộc đối tượng đến làm việc; yêu cầu các cơ quan liên quan như ngân hàng, bưu điện, cơ quan khác... cung cấp các thông tin về dòng tiền giữa các tài khoản nghi vấn, về trao đổi giữa đối tượng nghi vấn, danh tính, nhân thân đối tượng để xác minh, làm rõ mối liên hệ giữa các đối tượng trong việc thực hiện hành vi vi phạm. Điều này làm hạn chế khả năng phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Dự thảo luật lần này chỉ quy định UBCKNN được quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch trên tài khoản của khách hàng; yêu cầu doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, thời gian gọi nhưng không bao gồm thông tin về nội dung cuộc gọi, vị trí người gọi, người nhận và thông tin riêng khác được quy định tại Luật Viễn thông. Việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phải được Chủ tịch UBCKNN phê duyệt và được thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Các thông tin được cung cấp phải được bảo mật theo quy định pháp luật và chỉ được phép sử dụng cho mục đích thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.