Theo kinh nghiệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân kịp lên thiên đình. Khi thả cá, người thả cần đứng sát mép nước, nghiêng túi hoặc chậu đựng cá, thả nhẹ nhàng thay vì đứng trên bờ, trên cầu tung, hất cá xuống sông.
Nhiều gia đình thường mua nhiều cá chép hoặc chỉ mua 1 cặp để phóng sinh, tuy nhiên, theo tục lệ từ xa xưa, lễ cúng ông Công ông Táo cần có 3 chú cá chép đỏ. Nên chọn những con cá bơi nhanh, quẫy mạnh khi chạm tay vào thì đó là con cá khỏe mạnh.
Theo phật tử chùa Diệu Pháp cho biết, phóng sinh cá trước hết phải xuất phát từ lòng từ bi, bằng cái tâm. Tâm thái khi đi phóng sinh cá cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức. Nhiều người phải coi ngày giờ tốt xấu, chờ khi có lễ lớn thả cá để mong nhiều phúc đức – đó là mê tín. Phóng sanh là việc làm từ tâm, nên khi thấy cá là tâm phát khởi muốn phóng sinh. Nhưng trước khi thả cá, cần tìm hiểu về môi trường thả cá, kẻo vô tình làm cá chết.
Khi thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết; không nên cầm cả xô đổ cá; không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước…
Sau khi thả cá nên lưu lại một chút xem cá đã bơi khuất đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt, hoặc chưa kịp định hướng nên bơi ngược, bị xô dạt lại vào bờ.
>>>Một số hình ảnh thả cá chép của người dân TPHCM: