Thắng đậm với PNJ

(ĐTTCO) - Năm 2015, thông tin Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khiến NĐT nắm giữ CP của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) quan ngại, bởi PNJ là một trong những cổ đông lớn của EAB. Tuy nhiên, PNJ đã không bị tác động nhiều, thậm chí NĐT còn thắng đậm nếu quyết định tiếp tục nắm giữ PNJ.

(ĐTTCO) - Năm 2015, thông tin Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt khiến NĐT nắm giữ CP của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) quan ngại, bởi PNJ là một trong những cổ đông lớn của EAB. Tuy nhiên, PNJ đã không bị tác động nhiều, thậm chí NĐT còn thắng đậm nếu quyết định tiếp tục nắm giữ PNJ.

Cổ đông ngoại thắng lớn

Tháng 8-2015, EAB bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt do có nhiều vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác. Là một trong những cổ đông lớn của EAB, PNJ cũng gặp nhiều khó khăn khi phải trích lập dự phòng (PNJ đầu tư 300 tỷ đồng vào EAB). Thời điểm đó, PNJ cũng chịu áp lực bán ra từ các NĐT, nhưng mã CP này cũng chỉ có 1 phiên giảm sàn duy nhất (phiên giao dịch 17-8-2015), xuống còn 30.300 đồng/CP. Thế nhưng, kể từ cuối năm 2015, PNJ bắt đầu tạo sóng tăng và chốt phiên giao dịch cuối tuần qua đóng cửa ở mức giá 66.500 đồng/CP. Đây là mức giá cao nhất của PNJ kể từ khi niêm yết, đưa vốn hóa của PNJ lên hơn 6.300 tỷ đồng. Như vậy, tính từ thời điểm xảy ra sự cố liên quan đến EAB, nếu vẫn tiếp tục nắm giữ CP, thay vì bán ra, NĐT đã thu được khoản lợi nhuận xấp xỉ 120%. Dù vậy, thu lợi lớn nhất từ sự tăng giá của PNJ thuộc về các NĐT tổ chức, không phải là các cổ đông nhỏ có xu hướng đầu tư ngắn hạn. Theo thống kê, các quỹ ngoại là cổ đông lớn của PNJ hiện tại, gồm Vietnam Azalea Fund Limited (thuộc Mekong Capital), LGM Investments Ltd, VinaCapital, Dragon Capital.

Việc PNJ tăng mạnh kể từ cuối năm 2015 bắt nguồn từ kỳ vọng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, trong năm 2015, doanh thu thuần của PNJ đạt 7.708 tỷ đồng (giảm 16,21%), do không còn hợp nhất doanh thu kinh doanh xăng dầu từ CTCP Nhiên liệu Sài Gòn. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2012 đến nay liên tục tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và đạt 1.170 tỷ đồng. Đặc biệt, nếu không tính khoản trích lập dự phòng đầu tư, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của PNJ năm 2015 đạt khoảng 411 tỷ đồng (tăng 69%).

Trong năm 2015, PNJ đã mở mới 47 cửa hàng PNJ Gold và thị phần tăng 4%.

Trong năm 2015, PNJ đã mở mới 47 cửa hàng PNJ Gold và thị phần tăng 4%.

Cơ hội tăng trưởng vẫn còn

Sở dĩ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của PNJ liên tục tăng trưởng mạnh và cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, là do biên lợi nhuận gộp chung của doanh nghiệp liên tục tăng trong giai đoạn 2013 đến nay. Điều này xuất phát từ những lý do: giá vàng sụt giảm nên giá trị sản phẩm bán ra sụt giảm dù đơn vị sản phẩm bán ra vẫn tăng; PNJ tập trung sản xuất các dòng sản phẩm trang sức trung và cao cấp tạo ra biên lợi nhuận cao; tỷ trọng doanh thu bán lẻ trang sức vàng tăng lên do mở rộng hệ thống bán lẻ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tác trang sức và hệ thống cửa hàng phủ rộng, PNJ hiện tại đang nắm giữ vị thế đầu ngành bán lẻ trang sức vàng, với thị phần 25% trong kênh bán lẻ theo chuỗi và liên tục tăng trong những năm qua. Đây vốn là mảng kinh doanh sở hữu lợi thế mạnh nhất với biên lợi nhuận gộp cao và đóng góp đáng kể vào cơ cấu doanh thu lợi nhuận của PNJ. Bằng chứng cho việc thực hiện chiến lược này là trong thời gian qua PNJ đã liên tục tăng cường số lượng và đào tạo nhân công chế tác có tay nghề cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung phân khúc trung cao cấp.

Theo nhận định của giới đầu tư, cơ hội tăng trưởng của PNJ không chỉ dừng lại như hiện nay, bởi hàng loạt yếu tố hỗ trợ. Có thể kể đến yếu tố đầu tiên là việc NHNN ban hành Nghị định 24 quản lý thị trường vàng miếng làm hạn chế nhu cầu mua bán, tích trữ vàng miếng. Tiếp đến là Thông tư 22 về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ. Chất lượng vàng trang sức được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp lớn như PNJ tranh thủ đưa sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, PNJ ngay từ đầu đã xác định bán lẻ trang sức vàng là hoạt động kinh doanh cốt lõi và liên tục mở rộng. Trong năm 2015, PNJ đã mở mới 47 cửa hàng PNJ Gold và thị phần tăng 4% (đạt 25% trong kênh bán lẻ theo chuỗi). Kế hoạch tương lai, PNJ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng mảng bán lẻ thông qua gia tăng số lượng cửa hàng bán lẻ, với mục tiêu thị phần 40% trong 5-7 năm.

Theo nhận định của CTCK MB (MBS), doanh thu và lợi nhuận của PNJ trong năm 2016 dự phóng lần lượt đạt 8.780 tỷ đồng (tăng 13,91%) và 504 tỷ đồng (tăng 231%), tương ứng EPS 2016 đạt 5.133 đồng/CP, P/E đạt 14,6x. Biên lợi nhuận gộp gia tăng từ 15,18% lên mức 16,34% do tỷ trọng doanh thu bán lẻ tăng và gia tăng kinh doanh các sản phẩm trung, cao cấp. Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền tự do (FCFF) và phương pháp so sánh P/E, MBS xác định mức giá hợp lý cho PNJ trong 12 tháng tới là 75.000 đồng/CP.

Các tin khác