Tháp quan sát 86 tầng: Vẫn loay hoay chỉnh

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương cho phép Công ty liên doanh Tiến Phước - Keppel Land (Singapore) thực hiện dự án tòa tháp quan sát cao 86 tầng tại khu vực trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM. Như vậy, tháp quan sát 86 tầng tại Thủ Thiêm sẽ cao hơn tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark 16 tầng và cao hơn tòa tháp Financial 18 tầng.

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương cho phép Công ty liên doanh Tiến Phước - Keppel Land (Singapore) thực hiện dự án tòa tháp quan sát cao 86 tầng tại khu vực trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM. Như vậy, tháp quan sát 86 tầng tại Thủ Thiêm sẽ cao hơn tòa tháp Keangnam Hanoi Landmark 16 tầng và cao hơn tòa tháp Financial 18 tầng.

Đa chức năng

Khu phức hợp tháp quan sát có quy mô 18,8ha, trong đó tháp quan sát cao 86 tầng chiếm diện tích khoảng 9ha. Hiện tại, Ban Quản lý Thủ Thiêm đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 và dự kiến trong tháng 3-2012 sẽ trình UBND TP phê duyệt quy hoạch chi tiết.

Ông Mai Văn An, Ban Quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm, cho biết “Đến thời điểm này công trình đã hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp 1 phần cao độ. Ngay sau khi quy hoạch 1/2.000 được UBND TP phê duyệt, chúng tôi sẽ làm việc với nhà đầu tư là liên doanh Tiến Phước - Keppel Land để tiếp tục lập quy hoạch chi tiết 1/500 và lên dự toán về tổng mức đầu tư”.

Phối cảnh dự án ĐTM Thủ Thiêm.
Phối cảnh dự án ĐTM Thủ Thiêm.

Theo tìm hiểu của ĐTTC, trước đây ý tưởng tháp quan sát chỉ đơn thuần là một tòa nhà chọc trời phục vụ nhu cầu du khách quan sát hoặc cho các công ty thuộc ngành viễn thông, truyền hình thuê. Song, các chuyên gia quy hoạch có ý kiến cho rằng quy hoạch như vậy sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, khó mời gọi đầu tư. Đơn vị tư vấn cũng đồng quan điểm phải điều chỉnh quy hoạch để đạt đến một phương án kinh tế tốt nhất.

“Mục đích của việc điều chỉnh lần này nhằm mở rộng diện tích dự án, sáp nhập các khu chức năng, như trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và tháp quan sát với nhau, trong đó tháp quan sát là điểm nhấn nổi bật trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo đó, dự án tòa tháp quan sát sau khi điều chỉnh đã giảm 2 tầng so với thiết kế ban đầu nhưng diện tích sàn xây dựng vẫn không đổi nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, ngoài phần chân đế tháp quan sát dự kiến khai thác làm trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí..., hiện tòa tháp này chưa có phương án quy hoạch nên chưa thể biết cơ cấu 86 tầng sẽ sử dụng như thế nào.

Nhiều thách thức

Có thể nói, chủ trương phát triển đô thị mới Thủ Thiêm được TPHCM rất kỳ vọng với một tầm nhìn chiến lược đã được cân nhắc kỹ. Song thực tế qua nhiều năm kêu gọi đầu tư, khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa đạt được 30-50% khối lượng đầu tư giai đoạn 2005-2010 như dự kiến.

Việc liên doanh TA Associates Việt Nam, chủ đầu tư dự án Công viên Phần mềm Thủ Thiêm bị rút giấy phép là một minh chứng cho sự ì ạch chung của các dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Qua sự kiện này, nhiều người lo ngại dự án “khủng” tỷ đô khu phức hợp tháp quan sát mà liên doanh Tiến Phước - Keppel Land liệu có đủ năng lực tài chính, đủ quyết tâm để thực hiện trong bối cảnh thị trường địa ốc còn ảm đạm như hiện nay?

Ông Phùng Minh Đức, Giám đốc sàn giao dịch BĐS VietReal trên đường Trần Não, quận 2, lý giải: “Thủ Thiêm là khu vực “nóng” đang thu hút các nhà đầu tư bởi nơi đây được quy hoạch tốt và TP có nhiều chính sách ưu đãi trong kêu gọi đầu tư. Dù vậy những dự án kinh doanh đang còn chờ cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

Mặt khác, tòa nhà Financial Tower của Bitexco ở khu trung tâm TP đang ế văn phòng cho thuê, nếu mọc thêm một khu phức hợp tháp quan sát 86 tầng nữa e rằng thị trường văn phòng cho thuê sẽ ế ẩm hơn nữa. Tôi nghĩ rằng, chỉ khi thị trường BĐS sáng sủa, tòa tháp chọc trời thứ hai ở TPHCM mới ngoi lên khỏi mặt đất”.

Không chỉ gặp nhiều thách thức về nhu cầu thị trường địa ốc giảm, khủng hoảng kinh tế, nguồn vốn eo hẹp trong tình hình chung của doanh nghiệp, nhiều chuyên gia còn khuyến cáo, Thủ Thiêm là vùng đất yếu, dễ sụt lún, sạt lở do đó chủ đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng tòa tháp kỷ lục Việt Nam này.

Ở góc nhìn của một nhà làm quy hoạch, ông Hồ Quang Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, chia sẻ: “Dù chưa có quy hoạch chi tiết thể hiện tòa tháp quan sát được xây dựng ra sao, công trình cần phải đáp ứng tính hài hòa trong tổng thể quy hoạch chung của đô thị mới Thủ Thiêm.

Phần lớn các dự án cao tầng hiện nay nhà đầu tư chỉ nhắm đến mục đích làm sao đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất mà quên đi các yếu tố phát triển bền vững. Vì vậy, đối với công trình tòa tháp này cần có một cuộc thi tuyển chọn mở rộng hoặc chỉ định một công ty thiết kế có đẳng cấp quốc tế thiết kế để tìm ra một công trình hiệu quả, tiện ích, thân thiện môi trường, thể hiện các nét đặc trưng về bản sắc văn hóa Nam bộ”.

Các tin khác