Thử tài kiến thức tài chính

Giai đoạn năm 2006-2007 được xem là thời kỳ bùng nổ của TTCK, theo đó nhu cầu mở thêm ngành đào tạo về tài chính trong các trường đại học được chú ý và phổ biến. Song kể từ năm 2010 đến nay, TTCK bước vào giai đoạn tái cấu trúc, các trường cũng phải đưa ra các chương trình phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu ra.

Giai đoạn năm 2006-2007 được xem là thời kỳ bùng nổ của TTCK, theo đó nhu cầu mở thêm ngành đào tạo về tài chính trong các trường đại học được chú ý và phổ biến. Song kể từ năm 2010 đến nay, TTCK bước vào giai đoạn tái cấu trúc, các trường cũng phải đưa ra các chương trình phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu ra.

 

Thành lập từ năm 2000, nhóm Sinh viên nghiên cứu tài chính có tên SFR (Student Group of  Financial Reseach) đã có nhiều hoạt động bổ ích như nghiên cứu khoa học, đào tạo kiến thức, các buổi trò chuyện chuyên sâu về các chủ đề và tổ chức các cuộc thi để các sinh viên có sân chơi lành mạnh, học hỏi lẫn nhau và bổ sung thêm kiến thức cho mình.

Có thể kể đến cuộc thi “Bản lĩnh Giám đốc Tài chính-CFO”đang trong quá trình diễn ra dành cho các trường đại học tại TPHCM. Bắt đầu từ năm 2006 cho đến nay đã qua 5 lần tổ chức với quy mô tương đối rộng, sinh viên các trường đam mê đều có thể tham gia, năm nay có hơn 450 nhóm tham gia, mỗi nhóm có 3 thí sinh. Các nhóm phải trải qua 3 vòng thi, nội dung bao hàm tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội và nền kinh tế, tài chính, đề thi do giảng viên của khoa đưa ra và trực tiếp hướng dẫn, định hướng cho các nhóm thực hiện.

Vòng 1 cuộc thi tổ chức ngày 5-10 với hình thức trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức tổng quát của sinh viên, trong đó kiến thức về xã hội chiếm 60%, kiến thức về nền kinh tế, tài chính chiếm 40%. 9 nhóm lọt vào vòng 2 tổ chức ngày 26-10 đã có thời gian 3 tuần để chuẩn bị đề tài nhóm mình đã bốc trúng theo tình huống của giảng viên đưa ra.

Nội dung là các tình huống gắn liền với thực tế mà với vị trí giám đốc tài chính phải làm được: Đầu tư, tài trợ và phát hành. Sinh viên phải trau dồi nguồn kiến thức rất vững chắc và khả năng chuyên môn cao mới có thể giải quyết được những tình huống gay cấn này.

Vòng 3 được tổ chức vào ngày 9-11 tới với 3 phần thi. Ở vòng này, các thí sinh sẽ thi từng người một thể hiện năng lực bản thân sau đó sẽ tính tổng điểm của 3 thành viên trong nhóm lại và trao giải.

Theo các thí sinh, đây là cuộc thi bổ ích và lý thú khi sinh viên rà soát lại kiến thức đã học, tiếp cận với tình hình thực tế thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, áp lực trước những yêu cầu và quyết định đưa ra, điều này tạo điều kiện cho sinh viên định hình được công việc tương lai của mình, tìm hiểu kỹ càng kiến thức xã hội và chuyên môn để đưa ra quyết định đúng đắn, thu hút được nhà đầu tư.

Trao đổi với sinh viên theo ngành tài chính, hầu hết đều cho rằng tình hình thị trường tài chính hiện tại khó khăn nhưng đó chỉ là thời điểm nhất định chứ không phải kéo dài. Vì vậy đây có thể là một cơ hội thử thách để các bạn thể hiện khả năng của mình.

Mặt khác, sinh viên có năng lực, trình độ chuyên môn, dù trong tình hình thị trường tài chính sa thải nhiều nhân viên vẫn có cơ hội được tuyển dụng vào. Theo bạn Nguyễn Thế Đức Tâm, sinh viên năm 5, khoa Quản trị luật, Trường Đại học Luật TPHCM tham gia cuộc thi Bản lĩnh CFO, tài chính là một lĩnh vực giao thoa rất tốt giữa các ngành nghề, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực nên có vai trò quan trọng với nền kinh tế và triển vọng phát triển là rất lớn. Mặc dù rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng cao.

Thực tế này khẳng định rằng nhân lực có chuyên môn, trình độ thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ rất thấp, vì vậy sinh viên bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn và có quá trình rèn luyện sẽ có cơ hội trụ vững ở ngành mình chọn. Đây cũng là cơ hội để thị trường tài chính, ngân hàng sẽ có bước chuyển tích cực trong tương lai.

TS. Lê Đạt Chí, trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết chất lượng chương trình đào tạo nhân sự cho ngành tài chính ngân hàng ngày một nâng cao. Thay vì các môn cơ bản, đại trà, nhà trường đang thay đổi sang các môn chuyên sâu và sử dụng tài liệu giảng dạy của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, điển hình là áp dụng chương trình giảng dạy tiên tiến của trường Đại học Wharton (Hoa Kỳ) vào năm 2015 tới.

Tiến hành đưa các môn học mới mà các trường đại học khác không có vào giảng dạy như môn Tài chính hành vi… Qua đó, sinh viên dễ dàng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn, đi sâu vào phân tích và nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Việc tiếp cận những mô hình, giáo trình giảng dạy của nước ngoài là một lợi thế để sinh viên so sánh và áp dụng một cách khoa học vào tình hình thị trường ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những kiến thức học trên giảng đường, sinh viên cần trang bị cho mình những trải nghiệm thực tế từ các hoạt động đội, nhóm hay những cuộc thi để thử sức và bộc lộ được năng lực bản thân.

Các tin khác