
TPHCM có 2 dự án tái định cư trên kênh rạch. Một là dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè giai đoạn 1 kéo dài 19 năm từ 1993 đến 2012, với số tiền đầu tư vào khoảng 9.000 tỷ đồng, di dời giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 nhân khẩu sống trên đoạn kênh có độ dài khoảng 7km.
Ở dự án Nhiêu Lộc-Thị Nghè, phần lớn những người dân được đưa vào các chung cư như Rạch Miễu, Hiệp Bình Phước, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Đình Chiểu (1A, 1B)... Năm 2003, chúng tôi có làm một cuộc khảo sát các chung cư thuộc diện này trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu khía cạnh văn hóa-xã hội về loại hình nhà ở tại TPHCM: Lịch sử-hiện trạng-khuynh hướng”.
Cần cái nhìn thực tế
Khi sống ở các chung cư họ mất cơ hội mưu sinh. Khi sống ở trên kênh rạch, đúng là có nhếch nhác, bẩn thỉu nhưng họ lại có việc làm đơn giản hàng ngày, có chỗ bán hàng ngay ở cửa nhà, dễ dàng khi đi bán hàng rong và làm thợ đụng.
Với người nghèo, chỗ ở cũng là chỗ để sản xuất, làm ăn. Nhà ở phải là nơi có thể buôn bán hàng tạp hóa, buôn bán rau quả, buôn bán cà phê; nhà ở là nơi sản xuất hàng thủ công như làm hàng mã, làm nhang, làm bánh, gia công hàng hóa, may vá, cắt tóc... trong khi căn hộ dành cho tái định cư rất nhỏ, thường là 42m2, nhiều nhất cũng chỉ 60m2, nhân khẩu của các hộ gia đình rất cao khoảng 6-7 người/hộ, tính ra mỗi đầu người chỉ khoảng 4,7m2 diện tích sử dụng. Với diện tích ấy không thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân tái định cư.
Từ 2 trường hợp trên cho thấy người dân khi được tái định cư tại chỗ sẽ cảm thấy an tâm hơn, đưa họ ra khỏi địa bàn quen thuộc không chỉ làm cho khó khăn trong làm ăn mà còn làm họ thấy bất an về tâm lý, vì cảm thấy mất chỗ dựa về tinh thần.
Đề xuất căn hộ tái định cư
Theo quan niệm truyền thống nhà chỉ để ở, tái tạo sức khỏe và tâm lý, không làm cái gì khác, như Le Corbuse quan niệm “nhà là cái máy ở”. Điều này hoàn toàn đúng với giới công chức, doanh nghiệp, những người làm công ăn lương.
Từ dự án 415 cho thấy, nhóm kiến trúc sư (KTS) người Pháp là Villes en Transition sau khi tham vấn cộng đồng và các chuyên gia địa phương, đã đưa ra một kiểu thiết kế nhà được người dân tán đồng, và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến họ ở lại lâu dài: Căn hộ tái định cư thường nhỏ, không thể lớn được vì người dân không có tiền mua, cho dù giảm giá, hỗ trợ lãi suất thấp.
Nhóm KTS thiết kế hành lang rất rộng, hơn 3 mét, có nơi hơn 4 mét. Hành lang này không đơn giản là để đi lại giữa các tầng mà thực sự là nơi họ mưu sinh, để buôn bán, để đồ sản xuất và là nơi gặp gỡ, chuyện trò, tâm tình với nhau hàng ngày.
Giải tỏa một con kênh và tái định cư cho người sống trên kênh rạch là một bài toán phức hợp rất khó, bởi nó là sự kết hợp của kinh tế-văn hóa- xã hội với kỹ thuật và tài chính. Nếu coi nặng việc giải phóng con kênh mà coi nhẹ các mặt khác thì kết cục là con kênh sạch đẹp, thông thoáng, còn khu ổ chuột lại di chuyển đến một nơi khác. Bài toán tái định cư thành công không chỉ chú trọng những vấn đề kỹ thuật như quy hoạch, kiến trúc, tổ chức không gian, xây dựng, đền bù giải tỏa, mà phải hướng đến tái định cư bền vững. |
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu