Tiêu dùng xanh, luật chơi mới trong thương mại toàn cầu

Tiêu dùng xanh, luật chơi mới trong thương mại toàn cầu

Hiện nay xu hướng tiêu dùng xanh đã trở nên phổ biến, từ đó tạo ra luật chơi mới trong thương mại toàn cầu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) nói chung, DN trong ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống (F&B) nói riêng phải sản xuất theo hướng bền vững và xanh hoá.

Từ câu chuyện “ông lớn” ngành sữa

QD_Vinamilk_NguyenQuangTri_8.JPG
Ông Nguyễn Quang Trí

Chia sẻ cùng ĐTTC, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết năm 2023, Vinamilk công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050" nhằm hưởng ứng cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, theo tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Biến đổi khí hậu COP26 diễn ra tại Anh năm 2021.

Theo đó, Vinamilk sẽ cắt giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2027, cắt giảm và trung hòa 55% lượng phát thải vào năm 2035 và tiến đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

Vinamilk là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại được các tổ chức đánh giá độc lập quốc tế trao "Chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014", là nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An.

Nói về hành trình này, ông Trí cho biết thêm, dù mới công bố lộ trình Net Zero nhưng thực tế Vinamilk đã hiện thực hóa chương trình bền vững từ hơn 15 năm trước. Nói riêng về việc xây dựng những trang trại xanh triệu USD, người đại diện Vinamilk bày tỏ từ năm 2015, DN là đơn vị đầu tiên sở hữu chứng nhận Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) cho trang trại bò sữa tại Nghệ An.

Trong khi đó, trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, ngay từ khi khánh thành (đầu năm 2017), đã được tổ chức toàn cầu Control Union (Hà Lan) chứng nhận là trang trại bò sữa organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Vinamilk cũng đã đầu tư vốn ban đầu hơn 300 triệu USD cho 3 trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm tại Tây Ninh, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, theo mô hình nông nghiệp bền vững.

Khi hướng đến Net Zero, các trang trại Vinamilk đã cắt giảm tối đa lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, tận dụng tối đa năng lượng xanh, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn với mục tiêu “không còn gì bị loại bỏ”. Hiện tại, 100% trang trại Vinamilk đều đã đạt chuẩn Global GAP, sử dụng năng lượng biogas, năng lượng mặt trời. 100% đất của trang trại được canh tác theo phương pháp hữu cơ…

Không chỉ đầu tư cho các trang trại, các nhà máy sản xuất của Vinamilk cũng đều được chuyển đổi mạnh mẽ, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ cao, năng lượng mặt trời, vận dụng kinh tế tuần hoàn từ rất sớm để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải.

Thực tế, trong lĩnh vực F&B việc xây dựng các nhà máy mang tính bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành cũng hết sức quan trọng. Đó cũng là lý do các vật liệu sử dụng cho phòng sạch, phòng lạnh, khu vực sản xuất… của nhà máy ngành F&B cần phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về khả năng chống ăn mòn, chống vi khuẩn sinh sôi, nhằm đáp ứng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp thực phẩm “sạch” theo xu thế.

Đến xu hướng chung toàn ngành

Là một trong những đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng nhà xưởng cho rất nhiều “ông lớn” trong ngành F&B, NS BlueScope Việt Nam cũng được chọn là nhà cung cấp tôn mạ AM cho nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef (thuộc Tập đoàn Vinamilk).

Sản phẩm tôn mạ của công ty đảm bảo độ bền cho tổ hợp chuồng trại và nhà máy của DN vì đây là loại tôn có công nghệ mạ ma trận 4 lớp, có khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt. “Công trình bền vững với thời gian cũng là một trong những yếu tố giúp giảm bớt tác động từ hoạt động sản xuất đến môi trường” - đại diện NS BlueScope Việt Nam cho hay.

Coca.jpg

Nhà máy CocaCola Thủ Đức sử dụng thép mạ màu của NS BlueScope là vật liệu giúp cho công trình bền vững

Đáng tự hào hơn, không chỉ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy của Vinamilk, BlueScope Việt Nam còn mang sản phẩm tôn mạ AM ma trận 4 lớp tới các nhà máy của nhiều DN khác trong ngành F&B như Coca - Cola, Vissan, Masan, Heineken… và đều nhận được những phản hồi tích cực của khách hàng.

Nói thêm về sản phẩm tôn mạ này, đại diện BlueScope Việt Nam cho biết, công nghệ AM của BlueScope là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 20 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi một hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 20 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội, mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.

Tôn mạ AM ma trận 4 lớp được ứng dụng để làm vật liệu cho tấm sandwich panel, là vật liệu phù hợp nhất cho phòng sạch, phòng lạnh, mái và vách của nhà máy ngành F&B nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội và chống sự sinh sôi của vi khuẩn.

Nói về tiềm năng tăng trưởng của ngành F&B, nhiều chuyên gia đồng tình nhận định, với hơn 100 triệu dân Việt Nam là mảnh đất màu mỡ. Đáng chú ý ngày càng có nhiều thương hiệu lớn gia nhập thị trường, cùng với đó các thương hiệu trong nước cũng ngày càng vươn mình mạnh mẽ ra thế giới. Song trong bối cảnh xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến, cuộc đua đầu tư cho sản xuất xanh, phát triển bền vững lại nóng hơn bao giờ hết.

NS BlueScope là “cha đẻ” và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM - ActivateTM ma trận 4 lớp - công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).

Các tin khác