TPHCM: Học sinh "xếp cá mòi" ngủ trưa lối đi

Lối đi giữa lớp học chật cứng học sinh. Các em nằm “xếp cá mòi” đan chân vào nhau, hầu như không có không gian để cựa mình…

Lối đi giữa lớp học chật cứng học sinh. Các em nằm “xếp cá mòi” đan chân vào nhau, hầu như không có không gian để cựa mình…

Ông Dũng còn quả quyết: “Hoàn toàn không có chuyện HS nằm đan chân vào nhau, các em có thể thoải mái lăn qua lăn lại”. Nhưng thực tế hiển hiện trước mắt chúng tôi thì hoàn toàn trái ngược. Chuyện trở mình của HS khi ngủ ở hành lang là gần như không thể!

Được biết, kinh phí để “biến tấu” hành lang thành phòng ngủ được trích từ quỹ PH (PH mỗi bé đóng 300.000đ/năm học). Nếu có cơ hội vào trường buổi trưa để mục kích cảnh tượng con mình ngủ ngoài hành lang theo kiểu “xếp cá mòi” ở nơi vốn là lối đi mỗi ngày ấy, chúng tôi tin không PH nào hài lòng với việc mình bỏ tiền ra để… con mình "được" ngủ như thế!

Ấy vậy mà ông Trần Văn Biên - Trưởng ban đại diện Cha mẹ HS của trường - lại đồng thuận với quan điểm của ông hiệu trưởng. Ông Biên nói: “Tôi cùng một số PH khác có đi kiểm tra các sảnh ngủ của HS, thấy các cháu ngủ rất thoải mái” (?).

Tuy nhiên, ông Võ Kim Nhượng - Chi hội trưởng PH lớp 5/3 lại cho rằng, đầu năm học, ông đã thấy việc bố trí chỗ ngủ cho HS ở hành lang. Ông và các PH khác chấp hành theo chứ không thấy việc các PH đồng lòng đề xuất việc ấy cho nhà trường.

Liệu các em học sinh có được giấc ngủ trọn vẹn khi “xếp cá mòi” giữa hành lang thế này?
Liệu các em học sinh có được giấc ngủ trọn vẹn khi “xếp cá mòi” giữa hành lang thế này?

Tại TP.HCM, chuyện HS phải nằm ngủ trưa chật chội không phải là hiếm, thế nhưng chuyện bỏ trống lớp học để đưa HS ra ngủ chen chúc ngoài hành lang và lối đi thì thật lạ!

Báo Phụ Nữ từng có bài phản ánh chuyện HS bán trú Trường THCS Lam Sơn (Q.6) phải nằm chen chúc ngủ trưa trên những chiếc “chuồng gà công nghiệp”, phần lớn HS không thể nuốt nổi suất cơm trưa dù giá bữa ăn không rẻ.

Không ít trường còn tiêu xài vô tội vạ các khoản tiền đóng góp từ PH. Nguyên do của tình trạng này là vì PH thường không quan tâm đến những khoản chi do mình đóng góp, không quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ ở trường của con em.

Không ít các “công trình” của ban đại diện cha mẹ HS đề ra chỉ để… tiêu tiền chứ không có lợi ích thiết thực. Cơ quan quản lý là Phòng giáo dục và Sở GD-ĐT thì thường thoái thác trách nhiệm: chuyện tổ chức bán trú là của các trường và do thỏa thuận giữa trường và PH.

Do không được “thăm nom”, nhắc nhở từ các cơ quan quản lý, không được PH giám sát chặt chẽ, nên đã có biết bao ung nhọt nảy sinh liên quan đến bữa ăn, giấc ngủ của HS.

Để chấn chỉnh những việc vừa nêu, cha mẹ HS các trường nhất thiết phải chọn lựa ra những người thực sự xứng đáng làm đại diện cho mình, hoạt động sâu sát vì quyền lợi của HS. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những thiếu sót để điều chỉnh kịp thời, tránh để bữa ăn và giấc ngủ của các cháu bị bỏ mặc.

Các tin khác