TPHCM: Xây mạng lưới phân phối đến vùng sâu

Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk. (Nguồn: baodaklak.vn)
Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Ea Kar, Đắk Lắk. (Nguồn: baodaklak.vn)
Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Ea Kar,
Đắk Lắk. (Nguồn: baodaklak.vn)

Ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, cho biết để hàng Việt đến được với từng người nông dân phải xây dựng hệ thống phân phối mở rộng ra nông thôn, vùng sâu và vùng xa.

Trong buổi tọa đàm “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” do Hội Nông dân TPHCM phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức ngày 18-10, ông Nguyễn Văn Phụng đánh giá cao các chương trình bán hàng về nông thôn của doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên theo ông Phụng, một vài tháng mới có các chuyến hàng về nông thôn chưa đủ để tạo hiệu ứng quảng bá hàng Việt đến người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa.

Nhằm giải quyết những khó khăn và tăng cường đưa hàng Việt về nông thôn, tiếp cận người tiêu dùng, ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân quận Thủ Đức, cho biết Hội đã phối hợp cùng Công ty Ba Huân mở cửa hàng bình ổn với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu ở 4 phường và sẽ tiếp tục mở thêm cửa hàng bình ổn tại các phường còn lại từ nay đến 2012.

Ông Trần Duy Nam, đại diện Công ty Vissan cho biết, mở rộng thị trường và các điểm bán hàng ở vùng sâu, vùng xa là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh của Vissan. Cùng với việc xác định nông thôn là thị trường tiềm năng với sức mua chiến hơn 70%, Vissan đã triển khai nhiều chương trình bán hàng về nông thôn với giá rẻ, nghiên cứu và đem đến cho người tiêu dùng nông thôn những sản phẩm phù hợp. Vissan cũng đã mở 320 điểm bán hàng bình ổn tại các quận-huyện, trong thời gian tới sẽ mở thêm 100 cửa hàng để tạo cầu nối cho người nông thôn tiếp cận được hàng Việt.

Thông qua tọa đàm, đại diện chính quyền các quận-huyện và doanh nghiệp hàng Việt cam kết phối hợp tổ chức, quảng bá, phát triển mạng lưới phân phối hàng Việt vươn rộng ra các khu vực quận-huyện, khu vực nông thôn.

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cũng sẽ nắm bắt được thói quen sinh hoạt, tiêu dùng, điều kiện đi lại… của người dân để thuận lợi hơn trong việc đưa hàng về.

Các tin khác