“Những dự án BOT cũ đang hoạt động mà 1 năm tới không quyết toán, không áp dụng được công nghệ thu phí không dừng (ETC) thì sẽ dừng thu. Năm 2018 không xong là các đơn vị phải chịu trách nhiệm với người dân, không thể để nóng như vậy kéo dài mãi,” Bộ trưởng Thế nhấn mạnh.
Nhà đầu tư e ngại phí không dừng
Tại buổi tổng kết Tổng cục Đường bộ Việt Nam chiều ngày 2/1, với các dự án BOT, theo báo cáo, Tổng cục đang thực hiện chức năng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác và chuyển giao đối với 53 dự án BOT trên 1.739km Quốc lộ với tổng mức đầu tư là 157.208 tỷ đồng.
Ngay sau khi được Bộ Giao thông Vận tải giao thực hiện giải quyết bất cập các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án BOT, Tổng cục đã rà soát đàm phán, tính toán dự kiến mức giảm giá.
Cụ thể, trong tổng số 54 dự án đang thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT, hiện có 41 dự án đã tổ chức đàm phán, 13 dự án không tổ chức đàm phán do phương án tài chính không khả thi, mức giá thấp. Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chấp thuận và thực hiện giảm giá 12 dự án
Đối với việc triển khai lắp đặt thu phí tự động không dừng, Tổng cục cũng đã tổ chức đàm phán 27 trạm thu giá thuộc các dự án trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng cho 27/27 trạm.
Nhà đầu tư e ngại phí không dừng
Tại buổi tổng kết Tổng cục Đường bộ Việt Nam chiều ngày 2/1, với các dự án BOT, theo báo cáo, Tổng cục đang thực hiện chức năng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác và chuyển giao đối với 53 dự án BOT trên 1.739km Quốc lộ với tổng mức đầu tư là 157.208 tỷ đồng.
Ngay sau khi được Bộ Giao thông Vận tải giao thực hiện giải quyết bất cập các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án BOT, Tổng cục đã rà soát đàm phán, tính toán dự kiến mức giảm giá.
Cụ thể, trong tổng số 54 dự án đang thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức BOT, hiện có 41 dự án đã tổ chức đàm phán, 13 dự án không tổ chức đàm phán do phương án tài chính không khả thi, mức giá thấp. Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chấp thuận và thực hiện giảm giá 12 dự án
Đối với việc triển khai lắp đặt thu phí tự động không dừng, Tổng cục cũng đã tổ chức đàm phán 27 trạm thu giá thuộc các dự án trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng cho 27/27 trạm.
Hiện nay, đơn vị triển khai thu phí điện tử không dừng đã phối hợp với nhà đầu tư BOT vận hành thương mại 15/27 trạm thu giá, đang lắp đặt dự kiến vận hành trong tháng 1/2018 là 12/27 trạm.
Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ) nhìn nhận, tiến độ triển khai các trạm thu phí ETC chưa đạt được như mong muốn của Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo. Tổng cục nhận thấy nguyên nhân là nhiều nhà đầu tư BOT không có sự phối hợp tốt để ký hợp đồng ETC.
Đơn cử nhiều dự án Tổng cục đứng ra đàm phán nhưng nhà đầu tư không làm như trạm Cam Thịnh (7 lần đàm phán) Cần Thơ-Phụng Hiệp (5 lần đàm phán) và đến tháng 5/2017 mới ký kết với Công ty cổ phần VETC (TASCO) - nhà đầu tư cung cấp dự án thu phí ETC.
Đặc biệt, có 6 trạm BOT nhà đầu tư tự lắp đặt thu ETC mà không theo hệ thống của Bộ dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế nên tiến độ triển khai cũng bị ảnh hưởng chậm trễ.
“Hiện chỉ có VETC cung cấp dịch vụ, tạo nên sự độc quyền. Nhà đầu tư BOT mong muốn có thêm đơn vị cung cấp dịch vụ để triển khai. Ngày 31/12/2019 sẽ triển khai thu ETC tất cả các làn ở trạm BOT trên toàn quốc,” lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ cho hay.
Bên cạnh đó, Tổng cục kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để có cơ chế giám sát hệ thống thu phí và chế tài xử lý nếu nhà đầu tư không tuân thủ các quy định; đẩy nhanh tiến độ thỏa thuận quyết toán vốn đầu tư đối với các hợp đồng dự án; đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thu phí ETC tại các trạm thu giá.
Không để BOT nóng, kéo dài mãi
Khẳng định thực tế BOT trong thời gian qua là vấn đề nóng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ đã giao cho Tổng cục Đường bộ chủ trì thực hiện thu phí tự động, thế nhưng tại sao lại lùi thời gian thu phí tự động thêm 1 năm?
“Người dân đang rất trông chờ thu phí tự động để đảm bảo công bằng khi có thiết bị giám sát và người dân được giám sát. Bà con nhìn thấy tận mắt một xe đi qua thu được bao nhiêu, một ngày thu được bao tiền. Thu phí thủ công mất rất nhiều thời gian. Trong khi các nước như Trung Quốc, Singapore có rất nhiều trạm thu phí có tự động quét, vậy tại sao ta chần chừ không làm?” Bộ trưởng đặt ra câu hỏi.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải phối hợp với Vụ Tài chính, Ban quản lý dự án phải quyết toán dự án BOT. Những dự án BOT cũ đang hoạt động mà 1 năm tới không quyết toán, không áp dụng được công nghệ thu phí không dừng thì sẽ dừng thu.
Thừa nhận phải có 2-3 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng tham gia để cạnh tranh và nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn, người đứng đầu ngành giao thông tỏ ra khó chịu khi dư luận nói Bộ có vấn đề gì đó với TASCO nên chỉ có 1 nhà đầu tư, dẫn đến không minh bạch.
“TASCO mới dán thẻ Etag để thu phí không dừng được 10% xe, vậy năm nay có dán được hết không? Những xe còn hạn 1-2 năm mới đăng kiểm thì phải làm thế nào khi năm 2018 áp dụng thu phí tự động toàn bộ. Phân loại xe nào đến hạn, xe nào không để có giải pháp thông báo đồng thời kêu gọi để dán tem toàn bộ xe ôtô,” Bộ trưởng Thể nói.
Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ban hành Thông tư xử phạt với nhưng trường hợp đi qua trạm BOT không có tiền trong tem, thẻ thu phí không dừng, xử phạt cao gấp 10-20 lần thì người dân sẽ phải nộp tiền vào, nhà đầu tư không dám cho nợ.
Để BOT giảm nóng, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Bộ phải quyết toán thu phí tự động. Năm 2018 không xong là các đơn vị phải chịu trách nhiệm với người dân, không thể để nóng như vậy kéo dài mãi”.
Lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ) nhìn nhận, tiến độ triển khai các trạm thu phí ETC chưa đạt được như mong muốn của Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo. Tổng cục nhận thấy nguyên nhân là nhiều nhà đầu tư BOT không có sự phối hợp tốt để ký hợp đồng ETC.
Đơn cử nhiều dự án Tổng cục đứng ra đàm phán nhưng nhà đầu tư không làm như trạm Cam Thịnh (7 lần đàm phán) Cần Thơ-Phụng Hiệp (5 lần đàm phán) và đến tháng 5/2017 mới ký kết với Công ty cổ phần VETC (TASCO) - nhà đầu tư cung cấp dự án thu phí ETC.
Đặc biệt, có 6 trạm BOT nhà đầu tư tự lắp đặt thu ETC mà không theo hệ thống của Bộ dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế nên tiến độ triển khai cũng bị ảnh hưởng chậm trễ.
“Hiện chỉ có VETC cung cấp dịch vụ, tạo nên sự độc quyền. Nhà đầu tư BOT mong muốn có thêm đơn vị cung cấp dịch vụ để triển khai. Ngày 31/12/2019 sẽ triển khai thu ETC tất cả các làn ở trạm BOT trên toàn quốc,” lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ cho hay.
Bên cạnh đó, Tổng cục kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để có cơ chế giám sát hệ thống thu phí và chế tài xử lý nếu nhà đầu tư không tuân thủ các quy định; đẩy nhanh tiến độ thỏa thuận quyết toán vốn đầu tư đối với các hợp đồng dự án; đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thu phí ETC tại các trạm thu giá.
Không để BOT nóng, kéo dài mãi
Khẳng định thực tế BOT trong thời gian qua là vấn đề nóng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ đã giao cho Tổng cục Đường bộ chủ trì thực hiện thu phí tự động, thế nhưng tại sao lại lùi thời gian thu phí tự động thêm 1 năm?
“Người dân đang rất trông chờ thu phí tự động để đảm bảo công bằng khi có thiết bị giám sát và người dân được giám sát. Bà con nhìn thấy tận mắt một xe đi qua thu được bao nhiêu, một ngày thu được bao tiền. Thu phí thủ công mất rất nhiều thời gian. Trong khi các nước như Trung Quốc, Singapore có rất nhiều trạm thu phí có tự động quét, vậy tại sao ta chần chừ không làm?” Bộ trưởng đặt ra câu hỏi.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải phối hợp với Vụ Tài chính, Ban quản lý dự án phải quyết toán dự án BOT. Những dự án BOT cũ đang hoạt động mà 1 năm tới không quyết toán, không áp dụng được công nghệ thu phí không dừng thì sẽ dừng thu.
Thừa nhận phải có 2-3 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng tham gia để cạnh tranh và nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn, người đứng đầu ngành giao thông tỏ ra khó chịu khi dư luận nói Bộ có vấn đề gì đó với TASCO nên chỉ có 1 nhà đầu tư, dẫn đến không minh bạch.
“TASCO mới dán thẻ Etag để thu phí không dừng được 10% xe, vậy năm nay có dán được hết không? Những xe còn hạn 1-2 năm mới đăng kiểm thì phải làm thế nào khi năm 2018 áp dụng thu phí tự động toàn bộ. Phân loại xe nào đến hạn, xe nào không để có giải pháp thông báo đồng thời kêu gọi để dán tem toàn bộ xe ôtô,” Bộ trưởng Thể nói.
Sắp tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ban hành Thông tư xử phạt với nhưng trường hợp đi qua trạm BOT không có tiền trong tem, thẻ thu phí không dừng, xử phạt cao gấp 10-20 lần thì người dân sẽ phải nộp tiền vào, nhà đầu tư không dám cho nợ.
Để BOT giảm nóng, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Bộ phải quyết toán thu phí tự động. Năm 2018 không xong là các đơn vị phải chịu trách nhiệm với người dân, không thể để nóng như vậy kéo dài mãi”.