
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết, các nhà chức trách đã hạn chế các khoản đầu tư ra nước ngoài vào các ngành bất động sản, khách sạn, điện ảnh, giải trí và thể thao, trong khi khuyến khích các công ty ủng hộ sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" (OBOR) của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Theo số liệu của Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát khi số tiền chảy ra khỏi Trung Quốc năm ngoái đã lên tới 816 tỷ USD. Với sự có mặt của các biện pháp kiểm soát, tài khoản vốn và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã trở nên ổn định trong năm nay.
Robin Xing - chuyên gia kinh tế trưởng về các vấn đề Trung Quốc của Morgan Stanley ở Hồng Kông cho biết, một số nhà quản lý ngân hàng trong năm nay đã yêu cầu các tổ chức cho vay cung cấp thông tin vay của các công ty hàng đầu của nước này, và đang xem xét những thương vụ M&A thất bại của các công ty này để đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với khu vực tài chính.
Dữ liệu của Thomson Reuters tuần trước cho thấy tất cả các vụ sáp nhập và mua lại ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc tính đến ngày 14/8 đã giảm 42% so với năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ đầu tư 4.000-8.000 tỉ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước thuộc sáng kiến OBOR, trong đó nổi bật là hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ và hạ tầng năng lượng, viễn thông. Nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào các dự án thông qua các tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc, cũng như các tổ chức tài chính trong đó nòng cốt là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và các ngân hàng chính sách Trung Quốc (Chexim và CDB).
“Chính phủ Trung Quốc không phải đang ngăn đầu tư ra nước ngoài, mà là bắt đầu điều chỉnh đầu tư ra nước ngoài theo định hướng” - Cao Wenlian, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết.
Với một số nước hiện đang vay vốn của Trung Quốc, thông qua việc đầu tư vào các dự án liên doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư vào 1 số tập đoàn nước ngoài có tầm ảnh hưởng, Trung Quốc sẽ làm tăng sự phụ thuộc kinh tế và các chính phủ cần lưu ý điều này.
Theo số liệu của Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp kiểm soát khi số tiền chảy ra khỏi Trung Quốc năm ngoái đã lên tới 816 tỷ USD. Với sự có mặt của các biện pháp kiểm soát, tài khoản vốn và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã trở nên ổn định trong năm nay.
Robin Xing - chuyên gia kinh tế trưởng về các vấn đề Trung Quốc của Morgan Stanley ở Hồng Kông cho biết, một số nhà quản lý ngân hàng trong năm nay đã yêu cầu các tổ chức cho vay cung cấp thông tin vay của các công ty hàng đầu của nước này, và đang xem xét những thương vụ M&A thất bại của các công ty này để đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với khu vực tài chính.
Dữ liệu của Thomson Reuters tuần trước cho thấy tất cả các vụ sáp nhập và mua lại ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc tính đến ngày 14/8 đã giảm 42% so với năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ đầu tư 4.000-8.000 tỉ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại các nước thuộc sáng kiến OBOR, trong đó nổi bật là hạ tầng giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ và hạ tầng năng lượng, viễn thông. Nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào các dự án thông qua các tập đoàn kinh tế nhà nước của Trung Quốc, cũng như các tổ chức tài chính trong đó nòng cốt là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và các ngân hàng chính sách Trung Quốc (Chexim và CDB).
“Chính phủ Trung Quốc không phải đang ngăn đầu tư ra nước ngoài, mà là bắt đầu điều chỉnh đầu tư ra nước ngoài theo định hướng” - Cao Wenlian, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế của Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc, cho biết.
Với một số nước hiện đang vay vốn của Trung Quốc, thông qua việc đầu tư vào các dự án liên doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư vào 1 số tập đoàn nước ngoài có tầm ảnh hưởng, Trung Quốc sẽ làm tăng sự phụ thuộc kinh tế và các chính phủ cần lưu ý điều này.
Trong báo cáo Bắt mạch nợ công, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright đánh giá, nợ công của Việt Nam sẽ giúp hé cánh cửa cho vốn đầu tư Trung Quốc tham gia mà không làm tăng nợ.
Lí giải vấn đề này, ông Thành cho biết, nợ công tại Việt Nam không bao gồm nợ không do Chính phủ bảo lãnh của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Thông qua các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại, Chính phủ Trung Quốc có thể rót vốn trực tiếp qua các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho các công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh Việt Nam mà không làm tăng nợ.
Mặt khác, Trung Quốc còn có thể tham gia thị trường cơ sở hạ tầng Việt Nam khi các công ty quốc doanh Trung Quốc tham gia góp vốn vào các chủ đầu tư dự án hạ tầng theo mô hình BOT. Hiện nay, ngoài tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội, Trung Quốc đang mong muốn được đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc và tàu điện ngầm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện này vì "bài học" về tuyến metro vẫn đang hiện hữu và cần cân nhắc.
Lí giải vấn đề này, ông Thành cho biết, nợ công tại Việt Nam không bao gồm nợ không do Chính phủ bảo lãnh của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Thông qua các ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại, Chính phủ Trung Quốc có thể rót vốn trực tiếp qua các khoản vay với lãi suất ưu đãi cho các công ty, tập đoàn kinh tế quốc doanh Việt Nam mà không làm tăng nợ.
Mặt khác, Trung Quốc còn có thể tham gia thị trường cơ sở hạ tầng Việt Nam khi các công ty quốc doanh Trung Quốc tham gia góp vốn vào các chủ đầu tư dự án hạ tầng theo mô hình BOT. Hiện nay, ngoài tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội, Trung Quốc đang mong muốn được đầu tư hoặc thầu các dự án về đường cao tốc và tàu điện ngầm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện này vì "bài học" về tuyến metro vẫn đang hiện hữu và cần cân nhắc.