Điều đó có nghĩa , trong cuộc sống hay kinh doanh hay bất kỳ một lĩnh vực nào, chúng ta sẽ gặp những điều “phi đối xứng” và điều đó cũng chứng minh một điều: tư duy đối xứng đã không còn phù hợp nữa và chúng ta cần phát triển cho mình một tư duy phi đối xứng để theo kịp thời đại.
Cuốn sách “Tư duy phi đối xứng” của 2 tác giả Tông Nghị và Trương Văn Dược do dịch giả Phạm Hồng Yến dịch sẽ cho người đọc thấy được thời đại này đã thay đổi ra sao, tại sao ta cần thay đổi tư duy và rốt cuộc tư duy phi đối xứng có thể đem lại những gì.
Trong cuốn sách, nhóm tác giả lấy thí dụ về cuộc cạnh tranh phi đối xứng giữa bộ rễ của thế giới thực vật: Thực vật dùng hết sức để đâm rễ sâu hơn, rộng hơn, tối đa hóa diện tích bề mặt với các nguyên tố dinh dưỡng trong đất, giành được nhiều tài nguyên màu mỡ trong đất; tuy nhiên, có những loài thực vật có bộ rễ to và phát triển nhanh, có cơ hội độc chiếm nguồn tài nguyên dinh dưỡng xung quanh, kết cục khiến cho những thực vật rễ nhỏ khô héo rồi chết đi.
Đây là câu chuyện minh họa cho “cá lớn nuốt cá bé”, nhưng cuộc cạnh tranh này không dừng lại ở đó. Có những loài thực vật rễ nhỏ phát triển một số tuyệt chiêu như tỏa độc ra từ bộ rễ, ức chế sinh trưởng của bộ rễ những cây khác, biến bộ rễ của mình thành một hệ thống radar, vươn bộ rễ của mình về những nơi có nguồn dinh dưỡng khác mà ít cạnh trạnh hơn. Rõ ràng đây là một cuộc cạnh tranh không cân sức nhưng kẻ yếu đã biết tìm ra cách để tồn tại và thậm chí là ức chế kẻ mạnh. Chỉ cần tìm ra ưu thế cạnh tranh phi đối xứng thì kẻ mà ta thấy là yếu vẫn có thể dành được cơ hội.
Trong đời sống con người, cùng với sự phát triển của công nghệ internet và sự đẩy mạnh truyền bá thông tin, tính phi đối xứng trong quy luật 80/20 càng trở nên mạnh hơn, nó đang trở thành quy luật 90/10, thậm chí là quy luật 95/5. Phi đối xứng đã trở thành một trạng thái bình thường của thế giới, thậm chí mức độ phi đối xứng ngày càng nghiêm trọng. Cạnh tranh phi đối xứng đã là một phần không thể thiếu trong kinh doanh và cuộc sống. Vậy nên, chúng ta cũng cần phải thay đổi tư duy, bắt đầu chấp nhận và hình thành tư duy phi đối xứng.
Vậy tư duy phi đối xứng là gì? Nói một cách đơn giản, nó là sách lược cạnh tranh lấy tầm cao đánh tầm thấp, lấy đa chiều đánh một chiều, đột phá giới hạn của bản thân và đem đến ưu thế cho chính mình. Mỗi khi thời đại chuyển giao, cơ hội lội ngược dòng sẽ lại xuất hiện. Nếu muốn lội ngược dòng thành công, trước hết bạn phải ý thức được cơ hội đó, bởi thời đại luôn dành phần thưởng xứng đáng cho người đi trước.
Tư duy phi đối xứng của Tông Nghị và Trương Văn Dược đem đến một lối tư duy mới, một lối tư duy giúp con người theo kịp thời đại và biết cách nắm bắt cơ hội để chiến thắng dù có bị đánh giá là “kẻ yếu”. Cuốn sách không dạy chúng ta đi đầu cơ, đi đường tắt mà hướng dẫn ta nắm bắt được tín hiệu của những “xu thế nhỏ”, học cách tạo nên chiến pháp phi đối xứng, tạo cảm hứng cho những nguời đang mông lung với khởi nghiệp và giữ cái đầu tỉnh táo cho những người làm kinh doanh.