Tự lượng sức

Trước sự đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại, các DN trong nước đang hoạt động ở lĩnh vực khác cũng rục rịch gia nhập vào thị trường bán lẻ. Tập đoàn Sơn Hà đã mở đại siêu thị mang tên Hiway. Mới đây, sau khi mở 2 siêu thị Ocean Mart tại Hà Nội, Tập đoàn Đại Dương chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố kế hoạch từ nay đến năm 2015 sẽ mở thêm 70-80 siêu thị và trung tâm thương mại, đưa bán lẻ thành mục tiêu phát triển chiến lược hàng đầu.

Dù sức mua trong nước giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa rất chậm, song thị trường bán lẻ vẫn sôi động khi hàng loạt đại gia tuyên bố gia nhập và mở rộng quy mô trong thời gian ngắn như Lotte của Hàn Quốc, Aeon của Nhật Bản, Auchan của Pháp…

Trước sự đổ bộ của các nhà đầu tư ngoại, các DN trong nước đang hoạt động ở lĩnh vực khác cũng rục rịch gia nhập vào thị trường bán lẻ. Tập đoàn Sơn Hà đã mở đại siêu thị mang tên Hiway. Mới đây, sau khi mở 2 siêu thị Ocean Mart tại Hà Nội, Tập đoàn Đại Dương chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố kế hoạch từ nay đến năm 2015 sẽ mở thêm 70-80 siêu thị và trung tâm thương mại, đưa bán lẻ thành mục tiêu phát triển chiến lược hàng đầu.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, kinh doanh bán lẻ không có khái niệm rằng người đến sau sẽ gặp khó về thị phần, người đến trước có lợi hơn. Bởi vì khi có nhiều sự chọn lựa hơn, đơn vị nào có những dịch vụ tốt nhất, tiện lợi nhất người tiêu dùng sẽ ưu tiên.

Tuy nhiên, các DN mới tham gia vào thị trường bán lẻ lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm nên nhiều dự báo cho rằng họ sẽ thất bại do không có những chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Một đơn vị quản lý hệ thống siêu thị có số lượng chi nhánh lớn và có tiếng cũng thừa nhận, từ đầu năm đến nay, hàng hóa bán rất chậm, đơn vị này phải hủy hàng loạt dự án mở rộng quy mô và một số siêu thị đang hoạt động cầm chừng do không lường được nhu cầu, văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng ở một số khu vực.

Nhiều siêu thị lớn khác cũng thừa nhận đang phải cạnh tranh khốc liệt để giữ khách hàng. Thậm chí, do không cạnh tranh nổi, lỗ vốn, thương hiệu Family Mart của Nhật đã được bán lại. Trong khi đó, tập đoàn Sơn Hà sau khi khai trương siêu thị đầu tiên đã cho biết sẽ tiếp tục siêu thị thứ 2, nhưng đã qua thời hạn công bố vẫn chưa triển khai và doanh thu của siêu thị đầu tiên cũng không khả quan.

Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng các DN, đặc biệt DN trong ngành bất động sản, không nên ồ ạt chuyển hướng sang bán lẻ chỉ vì công bố quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại với mục tiêu đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại của Bộ Công Thương, mà nên xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, năng lực tài chính để trụ lại để tránh chịu lỗ khi bước sang lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt này.

Các tin khác