Từ tạp hóa đến tiện lợi

Nhanh chóng chuyển đổi lối sống và sở thích của người tiêu dùng đã dẫn đến sự tiếp tục gia tăng việc hình thành các cửa hàng thương mại hiện đại. Theo đó, trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam, từ hơn 10 năm nay, người dân đã biết đến các hệ thống bán lẻ lớn như Metro (Đức), Big C (Pháp), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia)…

Nhanh chóng chuyển đổi lối sống và sở thích của người tiêu dùng đã dẫn đến sự tiếp tục gia tăng việc hình thành các cửa hàng thương mại hiện đại. Theo đó, trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam, từ hơn 10 năm nay, người dân đã biết đến các hệ thống bán lẻ lớn như Metro (Đức), Big C (Pháp), Lotte (Hàn Quốc), Parkson (Malaysia)…

Mới đây nhất, một doanh nghiệp (DN) bán lẻ lớn của Nhật Bản là Tập đoàn AEON cũng đã chính thức mở cửa đại siêu thị tại Hà Nội sau khi đã có mặt tại TPHCM và Đồng Nai. Rồi một loạt tên tuổi khác cũng đang cụ thể hóa mong muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, như Jollibee - chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng đến từ Philippines mong muốn tìm kiếm được đối tác nhượng quyền tại Việt Nam; chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất Hàn Quốc - Bene cũng công bố việc nhượng quyền thứ cấp sau 1 năm vào thị trường Việt Nam…

Trong khi các DN thương mại trong nước đang xây dựng những biện pháp đối phó, như tập trung phát triển hệ thống trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup, V+ của Tập đoàn Hòa Bình; đa dạng hóa các ngành hàng, đưa hàng về các tỉnh của Saigon Co.op; liên kết với các tập đoàn nước ngoài như cách làm của Fivimart… một trong những lợi thế mà các DN trong nước cần tính tới đó là các cửa hàng tạp hóa.

Theo số liệu thống kê mới đây, tiệm tạp hóa mang lại 80% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam. Tiệm tạp hóa vẫn giữ được uy lực chi phối hàng hóa, bất chấp bị cạnh tranh quyết liệt bởi những mô hình bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... Kết luận này của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen dựa trên thực tế gần 50% doanh số bán lẻ ở châu Á đến từ các tiệm tạp hóa nhỏ. Và thói quen của người Việt thích mua sắm mà không cần gửi xe, không muốn tốn thời gian trong chọn lựa hàng hóa và đợi tính tiền… So với mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng tạp hóa ở Việt Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống nhau. Với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ không mấy khi đi siêu thị, các kiốt tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp. Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.

Tuy nhiên, tiệm tạp hóa không phải không có những hạn chế. Đa số tiệm tạp hóa có không gian chật hẹp nên hàng hóa bị giới hạn và các nhà sản xuất phải cạnh tranh để sản phẩm của mình được trưng bày ở những vị trí bắt mắt. Người bán hàng tại tiệm tạp hóa cũng là các cá nhân tự phát nên kỹ năng bán hàng, chiều lòng khách hàng, tư vấn, xử lý sự cố… không bằng các nơi bán hàng hiện đại.

Chính vì thế, để có được lợi thế từ mô hình cửa hàng tạp hóa cần phải có những chiến lược thay đổi theo hướng hiện đại để không chỉ tăng sức cạnh tranh, mà còn đón trước những cơ hội từ việc phát triển các cửa hàng tiện lợi trong thời gian tới.

Các tin khác