Chính sách giãn cách khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều công ty phải dừng hoạt động vì không thể duy trì đươc hoạt động sản xuất “3 tại chỗ”. CTCP Đầu tư công nghiệp và Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) là một trong số ít doanh nghiệp vẫn duy trì được các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, những dự án quan trọng vẫn được thi công đúng tiến độ, như hệ thống đốt rác phát điện Biwase - Bình Dương; giai đoạn 2 hệ thống cấp hơi nhiệt và xử lý bả hèm bia Heneiken Vũng Tàu, hệ thống thu hồi và sản xuất khí CO2 hóa lỏng tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT, DDG đã chủ động tận dụng khoảng thời gian giãn cách xã hội để bảo dưỡng hệ thống máy móc. HĐQT đã biến khó khăn thành cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể, khi đẩy mạnh hoạt động mới, như bảo trì, thay mới hệ thống máy móc cho các doanh nghiệp phải ngừng sản xuất do dịch bệnh.
Hoạt động này đã nhận được nhiều đơn hàng trong mùa dịch, và được đánh giá tích cực từ phía các khách hàng. Bản thân DDG cũng có thêm nguồn thu nhập bù đắp cho một số lĩnh vực bị sụt giảm vì tác động của Covid-19.
Hiện tại, dù dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhưng với khả năng TPHCM mở cửa lại cho các hoạt động kinh tế theo lộ trình sau ngày 30-9, doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trong những tháng cuối năm. Thậm chí, DDG còn lên kế hoạch dài hơi nhằm đón đầu làn sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
“Các doanh nghiệp FDI có nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch. Nhu cầu này cũng sẽ là xu hướng trong những năm tới đối với cả doanh nghiệp trong nước. DDG theo đó đã lên kế hoạch áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực năng lượng và môi trường để đón đầu cơ hội trong tương lai’, ông Quang chia sẻ.
Những chuyển biến tích cực và nhanh chóng nắm bắt cơ hội của DDG đã xóa đi tác động tiêu cực từ đại dịch. Điều này chính là yếu tố giúp CP của doanh nghiệp này tạo sự quan tâm đặc biệt từ các NĐT những ngày qua.
Chốt phiên giao dịch ngày 22-9, DDG tăng lên mốc 38.700 đồng/CP. Đây là mức giá cao nhất kể từ khi CP niêm yết trên HNX (tháng 12-2018). Với mức giá này, DDG nằm trong Top 10 doanh nghiệp năng lượng đang niêm yết có giá cao nhất trên TTCK.
Theo giới phân tích, sóng tăng của DDG được cho là đến từ kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thời gian gần đây. DDG còn tạo được sức hút nhờ sóng chuyển sàn từ HNX sang HoSE (dự kiến thực hiện trong quý IV).
Năm 2021, DDG đặt mục tiêu doanh thu tăng 27,7% so với năm 2020, với 580 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế tăng đến 230%, với 50 tỷ đồng.