Liên tục vươn tầm
Đường bay này được khai thác bằng tàu bay A320 từ ngày 18-12-2017 với 4 chuyến bay khứ hồi hàng tuần vào thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và Chủ nhật. Chuyến bay khởi hành từ Bangkok vào lúc 10h45 sáng và từ Đà Lạt vào lúc 12h45 chiều với thời gian bay mỗi chặng 1 tiếng 45 phút. Với đường bay mới đến Bangkok, tính đến tháng 12-2017, Vietjet khai thác tổng cộng 6 đường bay quốc tế giữa Thái Lan và Việt Nam, bao gồm các đường bay từ Bangkok đến Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM và Đà Lạt, và các chuyến bay từ
Nhằm tăng tốc phát triển, Vietjet đang kết nối mối quan hệ nối chuyến với các hãng quốc tế như Nhật Bản, Quata hay sắp tới là Hàn Quốc. Tới đây hành khách Vietjet sẽ khác với hành khách của một số hãng hàng không giá rẻ khác, thường chỉ được bay những quãng ngắn từ 2-3 tiếng. Với đà kết nối mạnh mẽ với các hãng hàng không toàn cầu, khách của Vietjet tới đây có thể bay tới bất cứ điểm nào trên thế giới. CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo |
TPHCM đến Phuket và Chiangmai.
Hiện tại, Vietjet đang khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện khoảng 350 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển xấp xỉ 40 triệu lượt hành khách, với 73 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hồng Công, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Campuchia…
Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay uy tín trên thế giới.
Nhân dịp này, Chủ tịch HĐQT Thái Vietjet, bà Nguyễn Thị Thúy Bình, cho biết: “Tôi tin rằng chứng nhận AOC sẽ củng cố hơn nữa niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ của Vietjet nói riêng và ngành hàng không của Việt Nam và Thái Lan nói chung. Với mục tiêu đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành du lịch 2 nước, chúng tôi cũng vui mừng công bố đường bay quốc tế mới kết nối Bangkok với thành phố ngàn hoa Đà Lạt vào tháng 12 tới, đúng vào dịp Lễ hội hoa quốc tế nổi tiếng của thành phố này".
Ông Arkhom Termpittayapaisit, Bộ trưởng Giao thông vận tải Thái Lan, phát biểu tại sự kiện: “Thái Vietjet là hãng hàng không thứ 12 của Thái Lan được cấp mới chứng chỉ nhà khai thác kể từ khi CAAT tiến hành rà soát và cấp mới chứng chỉ này vào năm ngoái. Tôi đã chứng kiến sự tận tâm và chuyên nghiệp của hãng trong công tác chuẩn bị và cải thiện để đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn khai thác của ICAO. Chứng chỉ nhà khai thác mới được trao cho Thái Vietjet ngày hôm nay là một cột mốc quan trọng minh chứng cho dịch vụ và công tác an toàn vượt trội của hãng để tiếp tục sải cánh trên hành trình phát triển bền vững của mình”.
Quý III-2017, nhờ việc mở rộng thêm các đường bay mới và tăng cường khai thác các đường bay hiện có, doanh thu và lợi nhuận của Vietjet tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu vận chuyển hàng không đạt 6.142 tỷ đồng, tăng 34,4% so với cùng kỳ 2016. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.054 tỷ đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước, lũy kế 9 tháng đạt 2.982 tỷ đồng. Tính tới 30-9-2017, tổng tài sản của công ty đạt 26.289 tỷ đồng, tăng 57,39% so với cùng kỳ.
Quan khách chúc mừng tại lễ trao chứng chỉ nhà khai thác mới (AOC) cho Thái Vietjet tại Thái Lan.
Khát vọng bay xa, tạo sự khác biệt
Trong khuôn khổ APEC CEO Summit 2017 diễn ra tại Đà Nẵng, CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo là 1 trong 4 diễn giả đã tham gia phiên thảo luận “Kết nối để tăng trưởng”, bày tỏ quan điểm: Sẽ tạo điều kiện cho khách hàng của mình bay khắp thế giới chứ không phải chỉ các chuyến bay quốc tế ngắn như hiện nay. Thời gian tới hãng sẽ thực hiện chiến lược lập mô hình “Consumer airlines” - không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách mà còn tạo ra một hệ sinh thái riêng trên nền tảng công nghệ mới.
Trong 9 tháng 2017, với việc nhận thêm 5 tàu bay, Vietjet khai trương thêm 13 đường bay mới, nâng tổng số đường bay khai thác lên 73. Trong đó, số đường bay nội địa 38, số đường bay quốc tế 35. Tỷ lệ đúng giờ 9 tháng đạt 85,4%. Trong quý IV, Vietjet dự kiến mở thêm 6 đường bay mới, nâng tổng số đường bay mở thêm của cả năm 2017 lên 19 đường. Dựa trên kết quả kinh doanh hiện đã đạt được, Vietjet ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2017 vượt khoảng 10% so với kế hoạch được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. |
Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo bày tỏ: “Tôi gọi hãng hàng không của mình là Consumer airlines do lẽ hãng sẽ mở ra nhiều dịch vụ mới, sẽ cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hành khách một cách đa dạng, như cho vay tài chính, bán bảo hiểm, thương mại điện tử…
Đấy là điểm khác biệt so với các hãng hàng không thông thường”. Tại phiên thảo luận, bà Thảo đã hỏi Phó Chủ tịch Walmart, ông Scott Price rằng Walmart có sẵn sàng để cung cấp hàng hóa cho hàng triệu khách hàng Vietjet các nhu cầu và yêu cầu logistics khác nhau. Vị này trả lời rất sẵn sàng làm điều này vì đến nay tập đoàn hùng mạnh này vẫn chưa có hệ thống bán hàng tại Việt Nam.
Theo CEO Vietjet, sau 5 năm, hãng hàng không non trẻ này đã đứng đầu thị phần Việt Nam (khoảng 40%); rất vui mừng khi Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có những sự thay đổi hết sức tích cực trong hệ thống chính sách để bắt kịp, phục vụ nhu cầu tăng trưởng của ngành hàng không. Vietjet đang xây dựng mô hình là công ty đa quốc gia, đa văn hóa với nhân sự gần 30 quốc tịch tham gia hoạt động ở các khâu. Khẩu hiệu của hãng đang là “Kết nối bầu trời” với 23 đường bay quốc tế.
“Trong nhận thức chúng tôi, bên cạnh tạo ra lợi nhuận thì mục đích quan trọng là tạo ra giá trị, đặc biệt là giá trị mới cho cộng đồng” - bà Thảo nói. Bởi khi chi phí đi lại, vận chuyển được đảm bảo ở mức thấp, xã hội sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn, đồng thời kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Nhờ việc đầu tư đội máy bay hơn 200 chiếc của Vietjet, hãng đã liên tục góp phần nâng cao năng lực của ngành hàng không Việt Nam nói riêng, và của khu vực APEC nói chung.
“Trong nhận thức chúng tôi, bên cạnh tạo ra lợi nhuận thì mục đích quan trọng là tạo ra giá trị, đặc biệt là giá trị mới cho cộng đồng” - bà Thảo nói. Bởi khi chi phí đi lại, vận chuyển được đảm bảo ở mức thấp, xã hội sẽ tiết kiệm được khoản tiền lớn, đồng thời kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Nhờ việc đầu tư đội máy bay hơn 200 chiếc của Vietjet, hãng đã liên tục góp phần nâng cao năng lực của ngành hàng không Việt Nam nói riêng, và của khu vực APEC nói chung.
Theo Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mới đây đã lọt vào danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2017. Tại Việt Nam, với việc cổ phiếu VJC niêm yết trên HOSE, bà Thảo là nữ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay, với tổng tài sản 1,94 tỷ USD, được xếp là người giàu thứ 1.249 trên thế giới.