VN Index hướng đến 600 điểm

Những NĐT nào vẫn còn giữ thái độ thận trọng với TTCK rất có thể sẽ phải thay đổi sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-6. CP ngân hàng (NH) tiếp tục đà tăng ấn tượng, cộng hưởng với cả sự tích cực của nhóm chứng khoán đã giúp VN Index tăng hơn 9 điểm lên hơn 578 điểm, HNX Index tăng 1,8 điểm lên 86,7 điểm. Sự nghi ngờ đang dần rời bỏ thị trường và được thay thế bằng sự lạc quan.

Những NĐT nào vẫn còn giữ thái độ thận trọng với TTCK rất có thể sẽ phải thay đổi sau phiên giao dịch bùng nổ vào ngày 5-6. CP ngân hàng (NH) tiếp tục đà tăng ấn tượng, cộng hưởng với cả sự tích cực của nhóm chứng khoán đã giúp VN Index tăng hơn 9 điểm lên hơn 578 điểm, HNX Index tăng 1,8 điểm lên 86,7 điểm. Sự nghi ngờ đang dần rời bỏ thị trường và được thay thế bằng sự lạc quan.

Gia tăng thanh khoản

Có một “nghịch lý” vẫn hay lặp lại trên TTCK là khi VN Index vượt qua ngưỡng 570 điểm rồi bị kéo lùi trở lại đến 2 lần chỉ trong ít ngày, NĐT vẫn thấy khả năng qua được ngưỡng 570 điểm rất khó khăn. Còn nếu dự báo VN Index có thể tiến đến 580 điểm hay nghĩ đến 600 điểm có phần xa vời. Nhưng chỉ 1 phiên tăng thuyết phục đã làm thay đổi tất cả, ngưỡng 600 điểm của VN Index lại trở nên “gần gũi” hơn bao giờ hết.

Khi tự tin thị trường còn có thể tăng thêm, NĐT sẵn sàng mua với mức giá tốt hơn, lượng cung hàng hóa nếu có tăng cũng sẽ nhanh chóng được hấp thụ, bên mua thắng thế. Điều này đã được thể hiện qua GTGD trên cả 2 sàn trong phiên 5-6 đạt 3.000 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với mức trung bình của khoảng 10 phiên gần nhất. Thanh khoản 3.000 tỷ đồng/phiên luôn là biểu hiện thuyết phục nhất của một đợt sóng lớn trên thị trường. Cộng với tâm lý tích cực, nhiều khả năng thanh khoản sẽ còn tiếp tục gia tăng theo 2 hướng.

Thứ nhất, mức 3.000 tỷ đồng/phiên được xem là lý tưởng để NĐT bỏ thêm tiền, đồng thời dòng tiền margin của các CTCK cũng sẽ bơm mạnh vào thị trường. Nên không loại trừ khả năng trong trường hợp VN Index tăng nóng và NĐT mua vào một cách gấp gáp, thanh khoản có thể vọt lên các mốc 3.500 thậm chí 4.000 tỷ đồng/phiên. Kịch bản này nếu xảy ra có thể đẩy thị trường vào trạng thái bạo phát, bạo tàn và những NĐT mới tham gia sau này nhiều khả năng sẽ phải mua với giá cao và giá đỉnh. Việc khối ngoại bán ròng với giá trị 100 tỷ đồng trong phiên 5-6 có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Những NĐT đã gom CP với giá thấp trong nhiều tháng qua và giữ đến thời điểm hiện nay, khi thị trường bùng nổ cũng là lúc bán một cách thoải mái nhất với giá tốt nhất.

Thứ hai, mức 3.000 tỷ đồng/phiên nếu được duy trì trong 5-10 phiên và có chiều hướng gia tăng một cách chậm rãi, có thể xác nhận một đợt sóng mạnh và dài cho TTCK. Để có được điều này, dòng tiền sẽ phải chịu luân chuyển giữa các nhóm CP thay vì chỉ tập trung vào một nhóm CP nóng như NH đợt rồi. Nhóm chứng khoán gần đây đã báo hiệu về khả năng vươn lên, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về vốn hóa cũng như khả năng thu hút dòng tiền của nhóm này cần được kiểm định thêm.

Nhóm dầu khí cũng ở trạng thái tương tự như chứng khoán khi đã hồi phục khoảng 20% so với mức giá đáy. Việc CP tăng giá luân phiên vừa đảm bảo cho dòng tiền thông minh tiếp tục ở lại, nâng cao sự phân hóa giữa các nhóm cũng như từng CP, đồng thời đảm bảo cơ hội sinh lời cho các NĐT. Trong trường hợp này, rủi ro với các NĐT là khả năng có thể mua CP và nắm giữ cho đến khi tăng hay không, bởi lẽ nhìn CP khác tăng trong khi CP của mình không tăng là một cực hình. 

Dòng tiền luân chuyển

Trở lại với khả năng tăng tiếp của VN Index, nếu như những lần trước NĐT chú ý nhiều đến GAS thì lần này ưu tiên lại có thể là VCB, tất nhiên không thể bỏ qua GAS. Khi GAS vượt ngưỡng 10.0, có NĐT đã nghĩ đây là đỉnh của CP này, nhưng rốt cuộc giá còn “phi” tiếp lên 12.0 mới là đỉnh. Điều này cũng đã lặp lại với VCB tại mức giá 4.0, rốt cuộc CP này giờ đang xoay quanh ngưỡng 4.5 nên rất khó để dự báo CP này đã đến đỉnh hay chưa.

Trong một sóng tăng của thị trường, CP có giá cao vẫn có thể cao hơn, hoặc lập luận theo hướng khác có thể cao so với hiện tại nhưng lại thấp trong dài hạn. Trong khi đó, GAS với vùng giá gần 6.5 đã không tăng trong suốt 2 tháng vừa qua, nên nếu so với những CP đã tăng mạnh rõ ràng GAS “rẻ” hơn, tất nhiên việc này còn phụ thuộc vào nhiều biến số khác. Từ đây, mở ra khả năng nếu VCB hoặc GAS tăng giá thêm 5-10%, việc tiếp cận ngưỡng 600 điểm của VN Index là trong tầm tay.

Nếu nhìn một cách thận trọng hơn, chỉ cần GAS và VCB không giảm, thị trường vẫn còn nhiều dư địa để tăng nhờ vào những blue chip khác. Chẳng hạn như BID, sau khi vượt đỉnh 2.0 đã tiếp tục tăng lên gần 2.2 trong phiên 5-6, tiệm cận với giá trần. Rồi các blue chip khác như BVH, FPT, MSN, VIC, VNM… đến giờ cũng mới chỉ chạy đà chứ chưa bùng nổ. Và thường trong mỗi đợt sóng lớn, những blue chip kể trên  hiếm khi nào vắng mặt, vấn đề chỉ là tính thời điểm khi nào sẽ tăng mà thôi.  

NĐT theo dõi giá CP.

NĐT theo dõi giá CP.

Tuần này, thị trường có thể sẽ đón nhận dòng tiền từ những NĐT đã bỏ lỡ những đợt sóng trước đây và những CP nào chưa tăng giá, hay bị “đè giá” những tuần trước sẽ có diện mạo tích cực hơn. Tuần gần nhất, VN Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, khả năng này có thể tiếp tục được lặp lại nhưng theo hướng tăng nhiều, giảm ít. Những phiên đầu tuần sẽ có xu hướng “xanh” nhiều hơn và không loại trừ sẽ lại tiếp tục có những phiên bùng nổ tại một nhóm CP nào đó.

Mức độ rung lắc sẽ chỉ gia tăng khi nào VN Index tiến vào vùng 590-600 điểm. Rủi ro của thị trường nằm ở những tin đồn hay kỳ vọng có thể bị đẩy lên thái quá, đồng thời các giao dịch bán của khối ngoại gia tăng. Nhưng khi thị trường thuận lợi, có NĐT bán cũng không thiếu NĐT mua nên một kịch bản tích cực có thể diễn ra trong tuần này, đó là VN Index tiến đến vùng 590-600 điểm, trụ lại và dòng tiền luân chuyển nhanh, mạnh giữa các nhóm CP. 

Các tin khác