Vùng Vịnh cần châu Á

(ĐTTCO) - Chính sách an ninh - chính trị của Mỹ vẫn có ảnh hưởng ở Trung Đông nhưng những điểm yếu của nó ngày càng lộ rõ, nhất là sau những cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực.
Theo bài bình luận về vấn đề này trên trang mạng Strafor, có lẽ đã đến lúc các nước vùng Vịnh cần điều chỉnh chiến lược an ninh của mình. Tuy trước mắt khó có nước nào có thể thay thế Mỹ nhưng các nước châu Á, vốn là những đối tác kinh tế chính trong khu vực này, có thể đóng một vai trò quan trọng trong trung và dài hạn.
Bài viết cho rằng, việc Washington can thiệp vào các nước Iraq, Ai Cập, Syria, Iran và nhiều nước khác rõ ràng đã không mang lại lợi ích gì cho các nước vùng Vịnh. Mỹ cũng không còn phụ thuộc vào dầu mỏ của khu vực này và đã chuyển hướng phát triển kinh tế từ Tây sang Đông trong hai thập niên qua. Trong khi đó, lãnh đạo các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng như nhiều nước khác liên tục tới thăm các nước vùng Vịnh trong mấy năm trở lại đây nhằm thiết lập quan hệ kinh tế cũng như an ninh.

Trung Quốc là một trong các đối tác làm ăn lớn nhất của các nước vùng Vịnh, chiếm khoảng 35% tổng đơn hàng dầu mỏ bán ra của các nước này. Oman đã cho phép mở cảng làm ăn với hầu hết các đối tác quốc tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Anh.

Các thông cáo chung của Ấn Độ, Saudi Arabia và UAE đều đã đề cập đến các đối tác chiến lược giúp củng cố sự ổn định, hòa hợp và hòa bình trong khu vực. Trên thực tế, UAE đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ vào năm 2017, tạo điều kiện cho hai bên tiến hành tập trận hải quân chung lần đầu tiên vào năm 2018. Trong khi đó, Saudi Arabia và Ấn Độ cũng chính thức hóa mối quan hệ song phương bằng việc tuyên bố hai nước là đối tác chiến lược của nhau hồi tháng 2-2019.

Tháng 6-2019, Nhật Bản cũng nỗ lực hòa giải nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Tuy không thành công nhưng những nỗ lực đó có thể sẽ trở thành thông lệ trong tương lai. Vài ngày sau khi các cơ sở lọc dầu của mình bị tấn công, Riyadh đã yêu cầu Seoul giúp nâng cấp hệ thống phòng không của mình. Pakistan thì cho biết, Mỹ đề nghị nước này xem xét việc hỗ trợ đàm phán giữa họ và Iran…

Tuy nhiên, trong khi sự hợp tác của các nước châu Á về các vấn đề an ninh mềm như chống cướp biển và chống khủng bố diễn ra khá suôn sẻ, thì nỗ lực hợp tác về các vấn đề an ninh cứng liên quan đến việc chống lại các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài lại gặp khá nhiều thách thức.

Một phần do thiếu sự đồng thuận trong cách nhìn nhận, đánh giá chiến lược chung và sự thiếu lòng tin lẫn nhau giữa các nước tham gia. Tác giả bài viết cho rằng, trong lúc an ninh vẫn là vấn đề nhức nhối, các nước vùng Vịnh nên cân nhắc những lựa chọn để đạt được sự cân bằng chiến lược giữa các nước liên quan cũng như đảm bảo một môi trường an ninh khu vực ổn định hơn. Và như vậy, việc xây dựng một hệ thống an ninh chung do các nước châu Á dẫn dắt rõ ràng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Các container nằm tại cảng Los Angeles, California, ngày 8-7

Ông Trump áp thuế 50% lên Brazil

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9-7 cho biết Hoa Kỳ sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil, sau cuộc tranh cãi với người đồng cấp nước này. 

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

(ĐTTCO) - Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào thứ Tư (9-7), khi cổ phiếu Nvidia đạt được một cột mốc quan trọng và nhà đầu tư theo dõi những cập nhật thuế quan mới nhất từ Tổng thống Trump. Giá dầu ổn định, khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước.

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

(ĐTTCO) - Ông Hun Sen đã đề xuất rằng vì chính quyền Thái Lan đã đàn áp Ohkna Kok An, người mà ông có mối quan hệ chặt chẽ, nên tòa án Thái Lan cũng nên mở cuộc điều tra đối với gia đình Thaksin. 

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

(ĐTTCO) - Từ New Delhi đến Dhaka đến Colombo, các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm chuỗi cung ứng thay thế, tiếp cận thị trường rộng hơn và quan hệ đối tác chiến lược hơn.

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

(ĐTTCO) - Giá vàng đã giảm hơn 1%, bị ảnh hưởng bởi một số lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã gây thêm áp lực lên vàng.

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

(ĐTTCO) - Trong một động thái gây chấn động các thị trường quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-7 chính thức công bố mức thuế quan bổ sung từ 25-40% với hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế châu Á. Quyết định này làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy mới của xung đột thương mại toàn cầu, đồng thời đặt Việt Nam và các nước khu vực vào thế khó xử về cả chiến lược xuất khẩu lẫn chính sách kinh tế vĩ mô.

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

(ĐTTCO) - Tuần mới đã bắt đầu với đà tăng mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử, với tổng vốn hóa toàn cầu ghi nhận mức tăng hơn 1% trong vòng 24 giờ qua. Sau đây, 3 đồng tiền số tăng giá mạnh nhất cần chú ý trong tuần thứ 2 của tháng 7.