101 cách tiết kiệm

Trong thời kinh tế khó khăn, giải pháp ứng phó trước tiên của DN là tiết kiệm. Tìm hiểu thực tế tại các DN ở TPHCM, có thể ghi nhận được rất nhiều cách để DN tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm.

Trong thời kinh tế khó khăn, giải pháp ứng phó trước tiên của DN là tiết kiệm. Tìm hiểu thực tế tại các DN ở TPHCM, có thể ghi nhận được rất nhiều cách để DN tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm.

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc - Đá quý Phú Nhuận (PNJ) chia sẻ một trong những cách để công ty tiết kiệm chi phí sản xuất. Sản xuất nữ trang rất dễ bị hao phí nguyên liệu trị giá lớn, chính vì thế giữa năm 2010 PNJ đã yêu cầu bộ phận sản xuất phải tiết kiệm nguyên liệu hơn nữa.

Thế nhưng, bộ phận sản xuất báo cáo đã tiết kiệm hết mức có thể nên không thể tiết kiệm hơn được”. Để tìm phương án giải quyết, công ty quyết định thuê một đơn vị tư vấn trong suốt 1 tháng đến nhà máy sản xuất nữ trang quay phim lại toàn bộ quá trình làm việc và sau đó chỉ ra cho cán bộ nhà máy sản xuất thấy những khâu còn lãng phí.

Tất nhiên sau đó công ty đã tiết kiệm được nhiều nguyên liệu hơn. Khoản chi phí nguyên liệu tiết kiệm đó được dùng để nâng lương cho CBCNV - những người đã có sáng kiến tiết kiệm trong sản xuất, trừ Ban Tổng giám đốc.

Đặt mục tiêu xuất khẩu làm chính nhưng cũng không vì thế Công ty Cơ khí Kềm Nghĩa bỏ ngỏ thị trường nội địa, vì sức tiêu thụ cũng còn rất tốt. Thế nhưng trong 2 tháng gần đây, Tổng giám đốc Nguyễn Minh Tuấn lại rất ngạc nhiên khi mức tiêu thụ trong nước giảm khá mạnh.

Chưa tìm ra nguyên nhân, song cách xử lý đầu tiên ông Tuấn nghĩ tới là phải cắt giảm chi phí để giảm giá thành. Những chi phí hàng tồn kho, marketing và những khoản đầu tư chưa cần thiết đều được đưa vào danh mục cắt giảm. Song giải pháp đó cũng chưa đủ. Ông tiến hành cải tiến công nghệ, vì theo tính toán nếu hoàn thành 100% khâu cải tiến công nghệ có thể giảm được 30% chi phí sản xuất.

Nhưng đang trong lúc khó khăn, lấy đâu ra vốn cải tiến công nghệ? Công ty phải dừng một số dự án chưa cần thiết để dồn vốn cho khâu đổi mới công nghệ. Đây sẽ là cách tiết kiệm dài hơi.

Lại cũng có giải pháp tiết kiệm bằng cách đào tạo nguồn nhân lực. Đó là tại Công ty RKW của ông Nguyễn Như Khuê. Ông Khuê xác định giải pháp tiết kiệm nhất là làm sao để công nhân làm việc có hiệu quả cao. Muốn vậy phải tăng thêm một khoản đào tạo. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng đây là giải pháp đường dài. Bỏ ra một khoản đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực sẽ tiết kiệm được về lâu dài.

Song song đó, ông Khuê cũng tiến hành những cách tiết kiệm trong ngắn hạn. Vì trong ngành nhựa, chi phí nguyên liệu chiếm tới 60-80% giá thành nên nếu tiết kiệm được khoảng 5% chi phí nguyên liệu sẽ giúp giảm mạnh rất nhiều. Chính vì thế ông đã thỏa thuận với nhà cung cấp để có nguồn nguyên liệu giá ổn định trong thời gian dài, đồng thời DN thực hiện triệt để tiết kiệm trong sản xuất.

Các tin khác