1,5 tỷ USD phát triển ngành đúc

Trong đó, giai đoạn đến 2015 là 945 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2025 ước khoảng 592 triệu USD.

 Trong đó, giai đoạn đến 2015 là 945 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2025 ước khoảng 592 triệu USD.

Bộ Công thương vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Đúc giai đoạn 2009 - 2020 có tính đến năm 2025.

Bộ Công thương nhận định sản phẩm đúc là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ quan trọng, phát triển ngành đúc để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, góp phần hạn chế nhập siêu. Việc phát triển ngành đúc phù hợp với chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam.

Theo định hướng phát triển, mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng phần lớn nhu cầu sản phẩm đúc của thị trường nội địa đối với các ngành: khai thác mỏ, xây dựng, giao thông, cơ khí chế tạo và nhu cầu của quốc phòng, có phần một phần xuất khẩu. Đến năm 2025, sẽ tiến tới sản xuất các sản phẩm đúc chất lượng cao để thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.

Giá trị sản xuất đến năm 2015 dự kiến đạt khoảng 998 triệu USD, năm 2020 đạt khoảng 1.519 triệu USD và năm 2025 đạt 3.078 triệu USD.

Về giá trị xuất khẩu, phấn đấu năm 2015 đạt 50 triệu USD, năm 2020 đạt 152 triệu USD, và năm 2025 đạt khoảng 619 triệu USD.

Tổng vốn đầu tư cả thời kì đến năm 2025 ước khoảng 1.537 triệu USD. Trong đó, giai đoạn đến 2015 là 945 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2025 ước khoảng 592 triệu USD.

Danh mục các dự án được ưu tiên đầu tư trong các năm tới bao gồm 22 dự án như: nhà máy cơ khí nặng Hải Phòng - Quảng Ninh (vốn đầu tư 380 triệu USD), nhà máy cơ khí nặng số 3 Dung Quất (250 triệu USD), xây dựng hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh hoàn chỉnh (100 triệu USD)...

Theo quy hoạch, sẽ ưu tiên đầu tư sản xuất sản phẩm đúc sử dụng công nghệ cao tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh. Các dự án sản xuất sản phẩm đúc sử dụng vốn nhà nước được xem xét, áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu trong nước.

Các tin khác