2013, đột phá 3 chiến lược: Thể chế, nhân lực và hạ tầng

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2013, TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đại biểu Quốc hội TPHCM, cho rằng nền kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhưng chậm. Vấn đề là phải tạo niềm tin cho thị trường mới vực dậy nền kinh tế trong năm 2013.

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2013, TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đại biểu Quốc hội TPHCM, cho rằng nền kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhưng chậm. Vấn đề là phải tạo niềm tin cho thị trường mới vực dậy nền kinh tế trong năm 2013.

PHÓNG VIÊN: - Ông nhận định thế nào về chỉ tiêu Quốc hội thông qua năm 2013: GDP 5,5%, lạm phát không quá 8% và bội chi ngân sách không quá 4,8 GDP?

-TS. TRẦN DU LỊCH: - Dự báo mới nhất của kinh tế thế giới năm 2013 tuy có điều chỉnh về chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể, nhưng vẫn tăng trưởng cao hơn năm 2012. Vì vậy, chỉ tiêu tăng trưởng của Việt Nam năm 2013 Quốc hội thông qua là 5,5%, tăng nhẹ so với năm 2012. Điều này đồng nghĩa năm 2013 kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn sẽ cao hơn so với năm 2012.

Xét về tiềm năng cơ bản của Việt Nam, GDP có thể tăng cao hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng từ nhiều tác động, xét khả năng cung và cầu của nền kinh tế, GDP năm 2013 tăng 5,5% là hợp lý nếu những nút thắt của nền kinh tế được tháo gỡ.

Bên cạnh đó, với những chính sách hiện nay, các chỉ tiêu trên của năm 2013 hoàn toàn có thể kiểm soát được. riêng với chỉ số lạm phát 8% là thận trọng, nếu không có những biến động khách quan bên ngoài, nước ta có thể kiểm soát lạm phát ở dưới mức đó.

- Trong 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2013, Quốc hội nhấn mạnh tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp qua việc tiếp cận vốn lãi suất rẻ. Vậy giải pháp này sẽ được triển khai như thế nào?

- Để thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vấn đề cần giải quyết là xử lý nợ xấu, gắn liền với tái cấu trúc hệ thống NHTM. Đây là quá trình phải thực hiện ráo riết trong thời gian tới. Xử lý được nợ xấu bằng lãi suất tín dụng mới có thể ổn định và tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ.

Ngoài ra, để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, trong năm 2013 chính sách tín dụng phải phân loại doanh nghiệp, mạnh dạn hỗ trợ những doanh nghiệp đang có thị trường, cũng như tiếp tục đẩy mạnh cho vay để doanh nghiệp phục hồi, phát triển và trả nợ.

- Về giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), ông có thể cho biết về tính hiệu quả và việc sử dụng ra sao?

- Kế hoạch phát hành TPCP 5 năm (2011-2015), theo đó mỗi năm 45.000 tỷ đồng và tất cả công trình sử dụng vốn TPCP đã được Quốc hội xem xét, từng danh mục công trình cũng đã được Quốc hội duyệt và phân bổ. Trước mắt, năm 2013 cần tập trung vốn TPCP cho một số công trình trọng điểm về giao thông.

Bởi hiện nay chúng ta đang dư thừa xi măng, sắt thép. Bên cạnh đó dùng ngân sách một phần, địa phương một phần làm đường nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cách làm này sẽ kích thích thị trường để tăng tiêu thụ vật liệu xây dựng.

Ngoài TPCP mà Quốc hội quy định 45.000 tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho các công trình giao thông nông thôn, y tế giáo dục, theo tôi có thể phát hành thêm trái phiếu công trình về giao thông. Hiện nay nhiều quốc lộ xuống cấp nhưng chờ dự án đầu tư BOT chậm, việc phát hành trái phiếu công trình giúp xử lý gấp công trình giao thông huyết mạch như Quốc lộ 4, Quốc lộ 1A…

- Theo ông, kinh tế năm 2013 có vấn đề nào đáng quan tâm nhất?

NHNN nên khuyến khích các NHTM ưu tiên các chương trình cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt, để giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được vốn cần hỗ trợ đầu ra, các NHTM nên mở rộng tín dụng tiêu dùng như hỗ trợ cho vay mua nhà trả góp ở những phân khúc nhà ở đang có sức mua, kích thị trường ấm lên.

- Năm 2013 đặt ra những vấn đề vĩ mô đáng quan tâm. Thứ nhất, thực hiện lộ trình xử lý nợ xấu để tạo dòng vốn cho doanh nghiệp, thông nghẽn kênh hấp thụ vốn.

Thứ hai, tháo gỡ đầu ra để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trở lại, giảm bớt số lượng doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động. Thứ ba, quản lý tốt thị trường vàng, ổn định tâm lý người dân. Thứ tư, tỷ giá phải linh hoạt. Thứ năm, tiếp tục cắt giảm mạnh những công trình đầu tư công chưa mang lại hiệu quả ngay.

Về phía doanh nghiệp, phải giải quyết dứt điểm hàng tồn kho, đòi hỏi phải có biện pháp tổng thể chứ không chỉ vai trò của Bộ Công Thương. Về mục tiêu cụ thể của năm 2013, hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau.

Có ý kiến cho rằng năm 2012 đầu tư toàn xã hội chưa được 30%, trong khi những năm trước có năm cao nhất tỷ lệ đầu tư toàn xã hội lên tới 43%. Tuy nhiên, khi tổng đầu tư tăng lên 43% là điều đáng lo chứ không phải đáng mừng. Bởi lẽ tỷ lệ này cho thấy hiệu quả đầu tư rất thấp và hệ số ICOR tăng cao.

Đừng cho rằng giảm đầu tư là giảm ngay tăng trưởng. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải làm sao có thị trường để khai thác tối đa tiềm năng đã có của nền kinh tế. Còn vấn đề đầu tư trung và dài hạn phải gắn liền với tái cơ cấu nền kinh tế, không thể tiếp tục triển khai như trước đây: Muốn tăng trưởng lại tăng thêm đầu tư, xây thêm cảng biển, xây thêm nhà máy xi măng...

Có thể thấy thông điệp của Chính phủ đưa ra rất rõ nét, mục tiêu tổng quát rất rõ: Tăng cường ổn định vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn nhưng gắn liền với đó là đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế.

Như vậy, vấn đề của năm 2013 theo thông điệp của Chính phủ là gắn vấn đề trung và dài hạn - tái cơ cấu nền kinh tế - với giải quyết vấn đề tình thế.

Tôi cho rằng, nếu nước ta không làm nhanh, không mạnh 3 đột phá chiến lược là cải cách thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng thì không thể tái cơ cấu nền kinh tế. Và nếu không tái cơ cấu được, sẽ không thể giải quyết một cách căn cơ những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác