25 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012. Nhiều yếu tố đóng góp tích cực vào lĩnh vực này, trong đó có yếu tố thị trường.

Xuất khẩu là một trong những lĩnh vực đạt kết quả nổi bật nhất trong năm 2012. Nhiều yếu tố đóng góp tích cực vào lĩnh vực này, trong đó có yếu tố thị trường.

Trong gần 80 thị  trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, có 25 thị  trường đạt trên 1 tỷ USD, 17 thị trường đạt trên 2 tỷ USD, 9 thị trường đạt trên 3 tỷ  USD. Theo tổng hợp của Tổng cục Thống kê, các thị  trường khu vực EU và ASEAN được gộp lại, nên các thị trường lớn bao gồm danh sách sau đây:

Nguồn: Tổng cục Thống kê. - Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê. - Đơn vị: Tỷ USD 

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị  trường trên đạt 88 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu (18,3%), chiếm 76,8% tổng số, cao hơn tỷ trọng 76,1% của năm trước.

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã tăng gần như liên tục trong mấy năm nay, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009 (năm 2005 đạt 5,52 tỷ USD, năm 2008 cao gấp đôi, đạt 10,9 tỷ USD, năm 2009 đạt 9,4 tỷ USD, năm 2010 đạt 11,39 tỷ USD, năm 2011 đạt 16,55 tỷ USD, năm 2012 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

So với năm trước, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 22,5%- cao hơn tốc độ tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cao hơn tốc độ tăng của 6 thị trường trên.

Theo mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch của mặt hàng tương ứng của cả nước, như điện thoại các loại và linh kiện chiếm 43%; giày dép chiếm 36%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 19%; hàng dệt may chiếm 16%...

Theo nước cụ thể, khu vực EU có 6 nước đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ. Đáng lưu ý, năm 2012 là năm khu vực EU gặp nhiều khó khăn do bị khủng hoảng nợ công, kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân phải “thắt lưng buộc bụng”… thì đạt được quy mô và tốc độ tăng trưởng cao như trên càng nổi bật, càng có ý nghĩa, vượt khỏi dự đoán của mọi người, từ các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đến các chuyên gia, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế.

Một điểm đáng lưu ý là, trong quan hệ buôn bán của Việt Nam đối với khu vực này, Việt Nam liên tục ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2005 đạt trên 2,9 tỷ USD, năm 2008 đạt trên 5,3 tỷ USD, năm 2009 đạt gần 4,1 tỷ USD, năm 2010 đạt trên 5 tỷ USD, năm 2011 đạt gần 8,8 tỷ USD, năm 2012 đạt 11,5 tỷ USD). Hầu hết các thị trường trong khu vực, Việt Nam đều xuất siêu, lớn nhất là Đức, Hà Lan, Italia, Bỉ, Áo.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị  trường truyền thống lâu đời còn đạt kim ngạch thấp (dưới 100 triệu USD) như Estonia, Bungari, Hungaria, Litvia, Rumani, Slovenia; hoặc các nước có kim ngạch lớn hơn, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên, như Séc, Slovakia, Ba Lan, Ucraina.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tính theo nước là lớn nhất của Việt Nam, tăng mạnh từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương, nhất là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nếu năm 1995 mới đạt 170 triệu USD, năm 2000 đạt 733 triệu USD, thì năm 2001 đã vượt qua mốc 1 tỷ USD, năm 2005 đạt gần 6 tỷ USD, năm 2010 đạt 14,2 tỷ USD, năm 2011 đạt gần 17 tỷ USD, năm 2012 đạt 19,6 tỷ USD. So với năm trước, xuất khẩu  sang Mỹ tăng 15,6% và chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 7 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD, đặc biệt có 4 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, cao nhất là dệt may, tiếp đến là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng tương ứng của Việt Nam, như dệt may chiếm gần 50%; túi xách, ví, va li, mũ và ô dù chiếm 41,3%; gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 38,6%; sản phẩm từ sắt thép chiếm 30,9%; giày dép chiếm 30,8%; hạt điều chiếm 27,7%; thuỷ sản chiếm 19,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác chiếm 17,3%; hạt tiêu chiếm 14,7%...

Đáng lưu ý, trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam liên tục ở vị thế xuất siêu lớn (năm 2000 đạt 0,37 tỷ USD, năm 2005 đạt 5,06 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,47 tỷ USD, năm 2011 đạt 12,4 tỷ USD, năm 2012 đạt 14,9 tỷ USD). Thị trường Hoa Kỳ gần như vô tận, bởi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào đây còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (0,83%); nhu cầu các nhà nhập khẩu tại đây thường lớn; trong khi số Việt kiều tại Mỹ khá đông…

Tuy nhiên, đối với từng mặt hàng thì cần tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, cần quan tâm đến những quy định về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị rào cản kỹ thuật.

ASEAN là khu vực mà Việt Nam năm 2012 xuất khẩu lớn thứ ba về kim ngạch (chiếm 15,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), tăng 27,2% so với năm trước, cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung. Xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ASEAN nếu năm 2000 mới đạt 2,62 tỷ USD, thì năm 2005 đạt trên 5,74 tỷ USD, năm 2010 đạt 10,37 tỷ USD- tức là cứ sau 5 năm lại tăng gấp đôi- năm 2011 đạt trên 13,58 tỷ USD, năm 2012 đạt 17,3 tỷ USD.

Trong khu vực này có 6 nước đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, cao nhất là Malaysia, tiếp đến là Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines.

Theo nhóm hàng xuất khẩu sang khu vực ASEAN của Việt Nam, có 18 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD (4 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô; sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu); 4 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD là gạo; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; cao su).

Trong quan hệ buôn bán với khu vực ASEAN, Việt Nam ở vị thế nhập siêu (năm 2000 là 1,83 tỷ USD, năm 2005 là 3,58 tỷ USD, năm 2010 là 6,04 tỷ USD, năm 2011 là 7,33 tỷ USD, năm 2012 là 3,7 tỷ USD). Những nước trong khu vực mà Việt Nam nhập siêu lớn là Singapore (khoảng 4,2 tỷ USD), Thái Lan (trên 2,8 tỷ USD), Brunei (0,52 tỷ USD)…

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nếu năm 2000 mới đạt 2,58 tỷ USD, năm 2005 đạt 4,34 tỷ USD, thì năm 2010 đạt 7,73 tỷ USD, năm 2011 đạt 10,78 tỷ USD, năm 2012 đạt 13,1 tỷ USD. Nếu tính theo nước, thì đứng thứ hai sau Hoa Kỳ và chiếm 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm nay so với năm trước tăng 21,4%, cao hơn tốc độ tăng chung.

Theo nhóm hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có 16 nhóm đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 5 nhóm đạt trên 1 tỷ USD (dầu thô; dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; thuỷ sản).

Trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản, Việt Nam nhìn chung ở vị thế xuất siêu (năm 2000 là 274 triệu USD, năm 2005 là 266 triệu USD, năm 2010 nhập siêu là 1288 triệu USD, năm 2011 là 381 triệu USD, năm 2012 là 1400 triệu USD).

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nếu năm 2000 mới đạt 1,54 tỷ USD, năm 2005 đạt 3,22 tỷ USD, thì năm 2010 đạt 7,74 tỷ USD, năm 2011 đạt 11,13 tỷ USD, năm 2012 đạt 12,2 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; nếu tính theo nước thì đứng thứ 3 sau Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Theo nhóm hàng, xuất nhập khẩu của Việt Nam có 19 nhóm đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 4 nhóm đạt trên 1 tỷ USD (máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su; sắn và sản phẩm từ sắn; dầu thô).

Trong quan hệ buôn bán với CHND Trung Hoa, Việt Nam đã chuyển từ xuất siêu lớn sang nhập siêu lớn (năm 2000, Việt Nam xuất siêu 0,14 tỷ USD, năm 2005 nhập siêu 2,67 tỷ USD, năm 2010 nhập siêu 12,46 tỷ USD, năm 2011 nhập siêu 13,47 tỷ USD, năm 2012 nhập siêu 16,7 tỷ USD).

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nếu năm 2000 mới đạt 353 triệu USD, năm 2005 đạt 664 triệu USD, thì năm 2010 đạt 3,09 tỷ USD, năm 2011 đạt 4,72 tỷ USD, năm 2012 đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm trước và chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, có 10 nhóm hàng đạt trên 100 triệu USD, cao nhất là dệt may, tiếp đến là dầu thô, thuỷ sản, phương tiện vận tải và phụ tùng. Trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn (năm 2000 Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc 1,4 tỷ USD, năm 2011 nhập siêu 8,46 tỷ USD, năm 2012 nhập siêu 10,1 tỷ USD).

Các tin khác